Văn học có vai trò to lớn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, không chỉ là rèn luyện cho trẻ phát âm đúng, một khía cạnh rất quan trọng là tích lũy nội dung ngôn ngữ – phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp, phát triển lời nói mạch lạc. Tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật, ở trẻ nảy sinh thái độ sáng tạo ngôn ngữ, sáng tạo trong biểu cảm lời nói, ý thức nói lời hay ý đẹp, hứng thú sáng tạo bài thơ, câu chuyện theo tưởng tượng chủ quan của mình, hình thành ở trẻ phong cách sống.
Cho trẻ mầm non làm quen với văn học thông qua thơ sẽ khiến trẻ thấy vui hơn, bình tĩnh lại, lắng nghe nhiều hơn những đứa trẻ không được tiếp xúc với văn học. Những bài thơ ngắn khuyến khích trẻ đọc theo vì trẻ dễ nhớ và dễ thể hiện.
Ban đầu, trẻ tiếp xúc với thơ ca chỉ là sự cảm nhận nhịp điệu, rồi đến vần. Sau đó, trẻ sẽ dần dần vỡ về ý nghĩa của từng từ, liên hệ nội dung của bài thơ đến cuộc sống. Nếu được làm quen với thơ sớm như vậy, trẻ sẽ có cho riêng mình một hình dung về thế giới xung quanh thông qua tư duy ngôn ngữ sớm.
Cùng với đó cho trẻ mẫu giáo được tiếp xúc với thơ thường xuyên, trẻ sẽ có được vốn từ phong phú. Hơn nữa, những bài thơ hay cô lồng ghép các nội dung phong phú linh hoạt còn nâng cao năng lực thẩm mỹ của trẻ, khiến trẻ dần xây dựng sự nhạy bén về ngôn ngữ, cảm nhận ngôn ngữ bằng cảm xúc và các giác quan của mình.
Ngày hôm nay, các bạn nhỏ lớp MGN B2 học bài thơ "Bé làm bao nhiêu nghề"
Mở đầu giờ học, cô !important; và cả lớp vận động bài " Cháu yêu cô chú công nhân"
Cô giới thiệu và đọc cho các bạn nghe bài thơ " Bé làm bao nhiêu nghề"
Bạn Bảo An trả lời cô to, rõ ràng
Cô đọc thơ kết hợp với hình ảnh
Các bạn tổ 1 đọc thơ
Các bạn tổ 2 đọc thơ
Các bạn tổ 3 đọc thơ
Các bạn tổ 4 đọc thơ
Các bạn đọc thơ theo nhóm