Không phải ngẫu nhiên mà “Hoạt động với đồ vật trở thành hoạt động chủ đạo của lứa tuổi nhà trẻ”. Đồ vật với bé không chỉ để nghịch hoặc thậm chí gặm nhấm để vui, để thỏa mãn khám phá qua các giác quan, mà còn chứa đựng một chức năng nhất định và có cách sử dụng tương ứng. Chức năng của bài học hoạt động với đồ vật
- Giúp trẻ hiểu nguyên tắc cơ bản và cơ chế hoạt động của các công cụ khác nhau
- Ngoài chức năng công cụ, trẻ còn học được những quy tắc hành vi xã hội quy định
- Giúp trẻ phát triển tâm lý toàn diện, từ đó phát triển tư duy logic và trí thông minh
Dưới sự hướng dẫn của các cô giáo lớp nhà trẻ D2, Trường Mầm non Gia Thượng: Màu sắc, hình dạng và tác dụng của chúng thông qua hoạt động “Xâu vòng tặng cô”, "Chơi với giấy", "gắp hạt", "xếp lồng hộp" …Mọi thứ xung quanh trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của bé. Thông qua hoạt động chơi, trẻ có nhiều cơ hội khám phá và trải nghiệm, tìm tòi, lúc nào bé cũng bận rộn luôn tay luôn chân, nếu không được hoạt động, bé sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, đứng ngồi không yên. Chơi không đơn thuần là vui mà còn là dịp thử thách sự kiên nhẫn. Phát triển kỹ năng chơi nhóm cùng các bạn, rèn kỹ năng cho trẻ...
Các cô giáo luôn tạo các hoạt động học mà chơi, chơi mà học để cho trẻ thoải mái khi tham gia hoạt động. Nhờ vậy mà tâm lý bé phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trí tuệ, từ đó nhịp độ ngôn ngữ của trẻ tăng lên rõ rệt về vốn từ cũng như cách phát âm ngày càng chính xác.
Vì thế hoạt động với sự vật đóng vai trò quan trọng trong cho sự phát triển đầu đời của trẻ, giáo viên và các bậc phụ huynh cần cho trẻ tiếp xúc nhiều với đồ vật và dạy trẻ những hành động đúng với đồ vậy đó.
Dưới đây là một số hình ảnh của tiết hoạt động với đồ vật: " Xếp ngôi nhà" của lớp NT D2:
Chúng mình cùng khởi động trước khi vào giờ học nào
Cô giới thiệu các hình khối và màu sắc
Cô hướng dẫn trẻ xếp
Trẻ xếp ngôi nhà
Trẻ thực hiện
Bạn Quỳnh Anh xếp xong ngôi nhà rồi
Bạn Trâm xếp ngôi nhà
Bạn Quân xếp nhà liền kề
Các bạn đã xếp xong ngôi nhà rồi