Trong hoạt động tạo hình, trẻ em có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng, từ đó xây dựng các biểu tượng. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên, ngày càng trở nên “giàu có” hơn cả về lượng và chất.
Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái tốt trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa- xã hội qua các hình tượng, các sự kiện, hiện tượng được miêu tả. Nội dung của tạo hình là con đường dẫn dắt trẻ nhanh chóng hòa nhập vào xã hội xung quanh.
Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ sẽ trải nghiệm những xúc cảm đặc biệt như tình yêu thương, lòng mong muốn làm điều tốt cho người khác. Đó chính là điều kiện để hình thành ở trẻ tính chu đáo, ý thức cộng đồng, biết chia sẻ, quan tâm chăm sóc tới người khác và các kỹ năng giao tiếp xã hội.
Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình trong trường mầm non, giáo viên chúng tôi luôn lựa chọn các đề tài mới lạ, sáng tạo để gây hứng thú kích thích tư duy sáng tạo cho các con. Với đề tài "Vẽ trên các chất liệu khác nhau" các con được trảinghiệm vẽ trên gỗ, giấy bìa màu đen, trên vải và đặc biệt là trên chai thủy tinh.
Sau đây là một số hình ảnh của giờ học:
Các bé cùng cô vận động trước giờ học
Các con chăm chú nghe cô hướng dẫn
Các con được sờ và cảm nhận các chất liệu khác nhau
Nguyên vật liệu vẽ của các bé
Các bé về bàn và vẽ
Chúc các bé lớp Mẫu giáo lớn A2 có một giờ học thật vui vẻ và ý nghĩa, chúc các con luôn chăm ngoan, học giỏi!