Phát triển tất cả các khả năng, thiên hướng của trẻ nhỏ và trong tất cả các khả năng thiên hướng non trẻ ấy, không có cái nào quan trọng hơn và cần thiết bằng khả năng ngôn ngữ. Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ có hệ thống, có phương pháp phải được tiến hành trong tất cả các hoạt động, các môn học, đặc biệt qua việc cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học.
Thơ ca là sự nhịp nhàng cân đối các giai điệu, tiết tấu của ngôn ngữ. Thơ ca góp phần làm giàu có vốn ngôn ngữ, đặc biệt ngôn ngữ thi ca của trẻ. Và kết quả của những lần học thơ ca ở trường, lớp, mẫu giáo còn làm trẻ có hứng thú với nôn ngữ của tác phẩm nghệ thuật, yêu thích ngôn ngữ thơ ca và yêu thích đọc thơ. Từ đó, ngôn ngữ nghệ thuật trở thành sở hữu của chính đứa trẻ.
Chúng ta cùng đến dự 1 tiết học làm quen văn học của các bạn lớp lớn A3 nhé! Mở đầu cho tiết học thêm phần hứng thú hơn, cô và các bạn ý cùng nhau hát và vận động theo nhạc bài hát: "Rước đèn dưới ánh trăng" . Các bạn ý cùng nhau kể cho cô nghe những hoạt động mà các bạn ý được làm trong dịp trung thu vừa qua đấy.
Cô và trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát: "Rước đèn dưới trăng"
Các bạn ý vui vẻ kể về các hoạt động mà các bạn ý được làm đêm trung thu
Và bây giờ, chúng mình cùng xem cô Trang và các bạn A3 học bài thơ" Trăng ơi từ đâu đến" của bác Trần Đăng khoa như thế nào nhé!
Cả lớp nghe cô đọc diễn cảm lần 1 bài thơ
Lần 2, cô đọc có kèm cả hình ảnh nữa đấy!
Các bạn ý đang cùng cô đàm thoại về nội dung của bài thơ
Cùng nghe cô đọc diễn cảm bài thơ thêm 1 lần nữa nhé!
Tiếp theo, cả lớp sẽ đọc bài thơ cùng cô một vài lần và sau đó sẽ là phần thể hiện riêng của các nhóm, tổ và cá nhân. Các bạn A3 giỏi lắm đấy!
Cùng nghe tổ 1 thể hiện nào!
Tổ 3 cũng không thua tổ 1 đâu nhé!
Các bạn trai đang đọc thơ tặng cô và các bạn gái đó!
Thay lời cảm ơn, các bạn con gái cũng đọc thơ tặng các bạn trai nữa nha!
Bạn Anh Vũ rất tự tin thể hiện bài thơ 1 mình
Kết thúc giờ học, cả lớp cùng cô rước đèn phá cỗ nhé!