Tương truyền, từ xa xưa ngày Tết Hàn thực được hiểu theo nghĩa chữ Hán: "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ở Việt Nam, Tết Hàn thực không phải để tưởng nhớ đến Tử Thôi mà mang ý nghĩa, sắc thái riêng, mang đậm chất Việt. Vào ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực.
Và cũng trong dịp này, dù ai đi đâu, ở đâu, đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình.
Hiểu được điều đó,trường mầm non Gia Thượng đã tổ chức hoạt động “Cho trẻ nặn bánh trôi” để trẻ được trải nghiệm cách làm bánh trôi trong ngày lễ mùng 3-3. Cùng ngắm nhìn hình ảnh của các bạn nhỏ lớp A5 trong hoạt động thú vị này nhé.
Các bé lắng nghe cô giáo nói về ý nghĩa của ngày tết Hàn Thực
Trẻ xem video hướng dẫn cách làm bánh trôi.
Các bé rửa tay trước khi nặn bánh trôi
Trẻ lắng nghe cô giới thiệu các nguyên vật liệu để nặn bánh trôi.
Các bé bắt tay vào nặn bánh trôi
Nặn thật khéo nào các bạn ơi.
Xoay xoay tròn tròn nào các bạn.
Cố gắng lên nào sắp xong rồi.
Và đây là thành qủa của chúng mình.
Bạn Gấu nặn rất tròn nhé.
Bánh của Nhật Linh cũng xinh lắm nè.
Minh Thịnh và Hùng Bách cũng đã cho ra đời những viên bánh trôi vị trà xanh cực xinh.
Bánh của Ngọc Hân nhỏ xinh như bạn ý vậy.
Xinh chưa này các bạn ơi.
Thành quả của cô và trò lớp A5 đây ạ.
Sau khi luộc chín bánh chúng mình có thể thưởng thức rồi. Ngon lắm nha các bạn