Được biết, hoạt động tạo hình là một dạng hoạt động nghệ thuật nhằm giúp trẻ nhận biết và phản ánh thế giới xung quanh thông qua những hình tượng nghệ thuật ở mức độ nhằm thỏa mãn nhu cầu, ý thích và phù hợp với khả năng của trẻ. Hoạt động này gồm vẽ, nặn, cắt, xé, dán, lắp ráp… để tạo ra sản phẩm.Theo hướng đổi mới phương pháp giáo dục mầm non với tiêu chí “Lấy trẻ làm trung tâm”, việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ không chỉ kích thích được nhu cầu mong muốn, thỏa mãn mà còn là sự sáng tạo của trẻ thông qua việc học, biết tận dụng các nguyên vật liệu mở. Qua đó, góp phần phát triển được khả năng nghệ thuật, phối hợp nhuần nhuyễn ba hình thức tổ chức hoạt động cá nhân, nhóm và hoạt động tập thể
Cô cho trẻ quan sát và cảm nhận tranh
Cô giới thiệu nguyên vật liệu
Trẻ thực hiện sản phẩm theo ý tưởng
Tré thực hiện sản phẩm từ nhiều nguyên vật liệu
Cô hướng dẫn động viên trẻ
Cô cho hỏi ý tưởng của trẻ và để trẻ giói thiệu về sản phẩm của mình
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non. Cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và các phương tiện tạo hình, trí nhớ, trớ tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt.Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển trí tuệ nhận thức được thực hiện thật khách quan bằng hình tượng nghệ thuật, phát triển khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, kích thước, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích rõ ràng. Khi tham gia các hoạt động tạo hình trẻ đã tái tạo được hình tượng nghệ thuật của đồ vật mà chúng tri giác được.