Phương pháp giáo dục STEAM ở trẻ Mầm non là tạo hứng khởi cho trẻ trong mỗi bài học, mỗi hoạt động, thí nghiệm được triển khai các bạn nhỏ sẽ nắm được quy trình thực hiện, thấy được sự thay đổi trạng thái, hình dáng, kích thước của sự vật hiện tượng… Với mầm non “học bằng chơi, chơi mà học” nên giáo dục STEAM là vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất như học qua dự án – chủ đề, học thông qua “chơi” và đặc biệt phương pháp học qua thực hành luôn được áp dụng triệt để cho các môn học tích hợp STEAM.
Tuần này, lớp B5 có một hoạt động vô cùng thú vị trong chuỗi dự án năm học đó chính là: Tổng kết dự án STEAM: "Chắp ghép hình con vật". Ở đó các bé được sử dụng những mảnh ghép với hình dạng và kích thước khác nhau, lắp ráp chúng tạo thành các con vật như: Con voi, khủng long, lợn, cua, cá... Bé được củng cố thêm kiến thức về các bộ phận của con vật, được tri giác, tư duy, suy nghĩ xem mảnh ghép nào phù hợp, lắp ráp chúng để tạo thành con vật bé yêu thích, từ đó phát triển tính ham học hỏi, tìm tòi và trí thông minh cho trẻ.
Dưới đây là 1 số hình ảnh của các con trong hoạt động thú vị này!
Ở trường chúng tớ được học bao điều bổ ích!
Bảo Nhi sẽ lắp một con lợn con.
Còn Thành Đạt thích con voi nên sẽ chọn những mảnh ghép tròn để làm bụng bự cho chú voi của mình.
Không biết bé Khôi Nguyên sẽ chọn ghép con gì đây?
Ở một góc khác bạn Minh Tuấn và Minh Dũng cũng đang làm những chú lợn và chú cá thật dễ thương.
Trúc chỉ cần lắp chân nữa là hoàn thành chú voi của mình rồi.
Và đây là thành quả của chúng tớ.
Cùng chơi với những con vật mà mình mới làm được nhé!
Buổi trải nghiệm thật vui vẻ và ý nghĩa.
Chúng mình yêu STEAM B5.