Làm quen với tác phẩm văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sữ dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Nhờ được nghe, tiếp xúc với một số lượng văn học, có những hiểu biết sơ đẳng về văn học, đó là khả năng mô tả cuộc sống xung quanh phong phú, hấp dẫn bằng những dạng thức khác nhau. Bước đầu trẻ sẽ nhận biết được sự khác nhau về nội dung và hình thức giữa các thể loại thơ, chuyện. Không những giúp trẻ cảm nhận được cái đặc sắc của cách diễn đạt hình tượng, nhà sư phạm còn cần giúp trẻ phân biệt được hình tượng nghệ thuật với hiện thực, hình thành một số khái niệm văn học như: Thơ, chuyện, nhân vật, hình ảnh…, giúp trẻ trao đổi những điều đã được nghe và bộc lộ những suy nghĩ của mình về tác phẩm, nhằm phát triển đời sống tinh thần của trẻ.
Dưới đây là một số hình ảnh của các bé lớp MGL A2 trong hoạt động Làm quen với tác phẩm văn hoc với đề tài: Thơ "Quạt cho bà ngủ":
Mở đầu bài học, cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát " Cháu yêu bà"
Cô giới thiệu bài thơ và đọc diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ
Cô đọc thơ lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ
Bạn Minh Phú trả lời câu hỏi của cô giáo
Bạn Thái Hoà giơ tay trả lời câu hỏi của cô
Cả lớp đọc thơ với cô
Cô mời từng tổ đọc thơ
Tổ 2 đọc thơ với cô
Bạn Bảo An tự tin lên đọc thơ cho cả lớp nghe
Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát "Bàn tay mẹ" để kết thúc tiết học
Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ