Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Song song với việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trường mầm non Gia Thượng xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ được trải nghiệm. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là những điều kiện tự nhiên – xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non Gia Thượng. Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
Từ chất liệu bìa Fomec (Bìa mô hình) đơn giản, các cô đã tạo cho các con có một bảng học hình vô cùng thú vị, bé chọn những mảnh ghép hình tương ứng ghép vào bảng. Bằng việc lựa chọn đệm lót làm bằng mica trong suốt, tấm bảng học giúp bé có thêm hứng thú hơn.
Vẫn là chất liệu bìa Fomec kết hợp với ống nhựa, chai lọ và những chiếc phễu, cô đã tạo ra cho chúng con một đồ chơi vô cùng hữu ích: Đường đi của nước!
Phía trước của lớp, cô tạo một bảng học liệu là các bài tập Tiếng Anh, bài hát, bài thơ, câu đố, những bài tập tư duy trong chương trình học giúp chúng con có thể tham khảo những ngày nghỉ ở nhà.
Đây là bảng kỹ năng, cô giúp chúng con thao tác với nút chai, đồng thời có thể làm quen với bảng chữ cái, chúng con có thể thao tác với các loại khóa, dây buộc khác nhau hay vẽ bằng các loại màu khác nhau vào các khổ giấy to nhỏ khác nhau nữa!
Đây chính là hiên chơi của chúng con, chúng con được thực hành các kỹ năng cuộc sống tại hiên chơi. Cô đã trải thảm cỏ để chúng con vui chơi vui hơn đấy!
Trong lớp học không thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ các cô giáo đã tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh… Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương; luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên, chúng không cần phải di chuyển đi hoặc đóng lại. Vì vậy chúng tôi suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí các góc này. Việc sắp xếp rất linh hoạt để có thể sắp xếp lại. Ví dụ: để thay đổi sự tập trung của góc hoạt động phân vai từ trò chơi gia đình sang trò chơi bệnh viện, hoặc tạo ra không gian cho giờ ngủ trưa bằng cách di chuyển một số giá để đồ. Khi thiết kế các góc hoạt động này giáo viên luôn tuân thủ nguyên tắc:
- Sắp xếp: Những hoạt động tương đồng thì ở gần nhau (hoạt động tĩnh xa hoạt động động);
- Giới hạn không gian: Kệ đồ dùng đồ chơi;
- Nhiều góc sẽ ở trong phòng, nhiều góc sẽ ở ngoài trời;
- Kiểu lưu chuyển: Chắc chắn rằng sự di chuyển qua lại trong phòng hay ngoài trời đều phải hạn chế tối đa sự cản trở. Đảm bảo rằng trẻ có thể di chuyển dễ dàng giữa các góc mà không va chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay va chạm vào đồ vật;
- Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc chủng cho từng góc;
- Các góc phải được bày biện hấp dẫn;
- Không gian để chơi và di chuyển xung quanh: Cần giới hạn số trẻ trong những không gian nhỏ.
Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động đóng vai trò không nhỏ trong quá trình học và chơi của trẻ. Vì vậy các đồ dùng và học liệu giáo viên cung cấp cho các góc hoạt động được lên kế hoạch thật cẩn thận để hỗ trợ giáo viên lên kế hoạch cho việc học của trẻ và để thu hút trẻ tham gia, cũng như tạo ra các cơ hội học tập khác.
Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động được đảm bảo rằng trẻ có thể thể hiện các ý tưởng và không bị gò bó. Học liệu đó giúp:
- Hỗ trợ giáo viên lập kế hoạch học tập cho trẻ, kích thích trẻ tham gia và làm phong phú hoạt động chơi và học của trẻ;
- Có thể thay đổi tùy theo giáo viên dự định và tùy vào hứng thú, khả năng của trẻ;
- Phong phú, đa dạng và được bổ sung khi cần;
- Được bày biên một cách hấp dẫn;
- Sắp đặt hợp lý và thuận tiện;
- Mang tính mở, không cố định trẻ phải sử dụng theo cách nào cho đúng;
- Nguyên vật liệu tự nhiên và phế liệu;
- Phản ánh rõ sự khác biệt văn hóa (mang màu sắc vùng miền, địa phương) của trẻ trong trường và của cộng đồng.
Tổ chức môi trường giáo dục trong trường, lớp mầm non có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm – kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ. Vì vậy, việc thiết kế môi trường giáo dục trong trường mầm non Gia Thượng luôn tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Bố trí các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ;
- Tính đến không gian thực tế của trường để cân đối diện tích các khu vực;
- Đảm bảo tính mục đích. Tính mục đích ở đây có 2 nghĩa: một là môi trường giáo dục phải hướng vào việc phát triển toàn diện của trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và mục tiêu cuối độ tuổi nói riêng; hai là thiết kế môi trường phải phù hợp với mục đích tổ chức các hoạt động;
- Trang trí môi trường lớp học phù hợp với tính chất của các hoạt động, phù hợp với từng lứa tuổi. Trong lớp bố trí không gian phù hợp dành cho hoạt động chung của lớp và hoạt động theo sở thích, khả năng của nhóm nhỏ hoặc cá nhân. Có khu vực dành riêng để chăm sóc đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt.
- Đây là những cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức và kỹ năng trẻ đã được học theo cách của mình mà không bị gò bó, đặc biệt vào các thời điểm như chơi và hoạt động ở các góc vào buổi sáng và vào giờ hoạt động chiều.
Môi trường phản ánh màu sắc văn hóa dân tộc bởi những đồ dùng, trang phục, các phong tục tập quán… cung cấp cho trẻ những hiểu biết về nền văn hóa địa phương và của các dân tộc khác nhau. Tạo môi trường có không gian phù hợp với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Đảm bảo kết hợp các hoạt động tập thể, theo nhóm nhỏ và cá nhân; các hoạt động trong lớp và ngoài trời. Tôn trọng nhu cầu, sở thích hoạt động và tính đến khả năng của mỗi trẻ.
Sự đa dạng của đồ dùng đồ chơi.
Sau đây xin mời quý vị cùng đến với một vài hình ảnh về các góc trong lớp MGN B2 của các bé!
Chào mừng các bạn đến với lớp B2 chúng tớ!
Đây là góc sản phẩm của bé ở lớp B2 đấy!
Chú gà bằng cốc giấy thật xinh!
Còn đây là bạn chim cánh cụt!
Bạn ếch xanh cũng thật đáng yêu!
Bạn Doreamon đến từ đất nước Nhật Bản đấy!
Đây là những bức tranh được làm bằng sỏi đấy!
Gia đình bạn chim non thật đầm ấm!
Đây là hai bạn chim cú!
Còn đây là đồ dùng ở góc kỹ năng sống!
Những bài tập tư duy này vô cùng thú vị nhé!
Đây là một phần của góc Thế giới cổ tích ở lớp chúng con!
Mời các bạn cùng đến với góc Thế giới cổ tích nhé!
Đây là góc Gia đình của bé!
Các bạn hãy "Cùng bé khám phá khoa học" nhé!
Chào mừng các bạn đến với "Salon tóc B2"!
Đây là những chiếc lốp xe xinh xinh ở góc thiên nhiên lớp chúng tớ đấy!
Cô giáo tớ đã cắm thêm hoa vào lốp xe, các bạn thấy có đẹp không?
Những chiếc lốp xe thật xinh!
Đây là những cây xanh nhỏ ở góc thiên nhiên!
Mời bạn cùng đến với góc: "Ai thông minh hơn?"
Chúng tớ còn được làm quen Tiếng Anh nữa đấy!
Còn đây là góc Kĩ sư tí hon!
Ở góc có rất nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo, cây xanh thật đẹp!
Cùng chúng tớ tập làm cô thu ngân nhé!
Những nguyên vật liệu mở này chúng tớ dùng ở góc tạo hình đấy!
Các bạn ơi! Đây là góc Bé thực hành kĩ năng cuộc sống ở lớp mình đấy!
Chúng mình được thực hành rất nhiều kĩ năng khác nhau đấy!
Chúng mình cùng tìm những trang phục phù hợp cho các bạn đấy nào!
Trước cửa lớp, chúng mình có đồ dùng phát triển thể chất nữa đấy!
Đây là Góc âm nhạc của chúng mình!
Hãy cùng chúng mình làm những đầu bếp nhí nhé!
Trường mầm non là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ: Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Quan hệ giữa cô và trẻ, người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh. Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn luôn mẫu mực để trẻ noi theo. Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau. Giáo viên luôn nhạy cảm để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ và có sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.