Văn học là một phương tiện hiệu quả, mạnh mẽ không chỉ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ mà còn có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nhà văn M.Goócki định nghĩa “Văn học là nghệ thuật ngôn từ” chính là đã chỉ rõ ngôn từ là chất liệu xây dựng lên hình tượng văn học. Chất liệu ngôn từ là “kho vô tận về âm thanh, bức tranh khái niệm” (nhà nghiên cứu phê bình văn học Nga Biêlinxki). Các hình tượng văn học làm phong phú những xúc cảm, tình cảm, đưa đến cho trẻ những hình tượng tuyệt diệu của ngôn ngữ dân tộc. Từ những hình tượng trong truyện kể, trẻ nhận thức được tính rõ ràng chính xác của từ, sự hoàn hảo của các câu với những cấu trúc ngữ pháp phong phú. Những câu chuyện cổ dân gian là những mẫu mực của lời nói giản dị, có nhịp điệu, mở ra trước mắt trẻ sự biểu cảm của ngôn ngữ; chỉ ra những tiếng mẹ đẻ, sự giàu có tính chất hài hước, lối so sánh diễn đạt sinh động và giàu hình tượng.
Thơ ca là sự nhịp nhàng cân đối các giai điệu, tiết tấu của ngôn ngữ. Thơ ca góp phần làm giàu có vốn ngôn ngữ, đặc biệt ngôn ngữ thi ca của trẻ. Và kết quả của những lần học thơ ca ở trường, lớp, mẫu giáo còn làm trẻ có hứng thú với ngôn ngữ của tác phẩm nghệ thuật, yêu thích ngôn ngữ thơ ca và yêu thích đọc thơ.
Hôm nay, các bé lớp MGN B3 được học bài thơ'' Thuyền giấy'' của tác giả Phạm Hổ. Qua bài thơ các con biết được thuyền là phương tiện giao thông đường thủy, và trẻ biết khi đi thuyền trẻ phải ngồi yên, không được thò đầu thò tay ra ngoài. Dưới đây là một số hình ảnh của giờ học:
Đố các bạn biết đây là gì?
Cả lớp nghe cô giáo đọc diễn cảm bài thơ'' Thuyền giấy''
Cô đọc thơ cho trẻ nghe kết hợp với tranh
Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ
Cả lớp đọc diễn cảm bài thơ
Cô mời từng tổ đứng lên đọc bài thơ
Cô mời nhóm trẻ lên đọc bài thơ
Cô mời cá nhân trẻ lên đọc bài thơ
Kết thúc giờ học cô nhận xét, động viên khen ngợi trẻ
Có thể nói, qua tác phẩm văn học, trẻ học tiếng mẹ đẻ – thấy được sự phong phú của tiếng việt.