Văn học là một loại hình nghệ thuật độc đáo, đó là nghệ thuật ngôn từ, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Đến với văn học, trẻ được sống trong một thế giới hấp dẫn, mới lạ với những xúc cảm tình cảm trong sáng hồn nhiên. Văn học không những góp phần mở rộng nhận thức cho trẻ về thế giới môi trường xung quanh mà còn góp phần làm giàu tâm hồn, hướng trẻ đến những tình cảm đạo đức tốt đẹp Sớm tiếp xúc với văn học, trẻ thơ sẽ học được biết bao nhiều điều tốt đẹp trong cách ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Từ đó, trẻ có thái độ đúng đắn với cái tốt, cái xấu, biết yêu những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Văn học góp phần giáo dục cho trẻ những tình cảm tốt đẹp về cha mẹ, thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh.
Cô trò chuyện với trẻ để dẫn dắt vào bài mới
Cô đọc thơ kết hợp với tranh
Cô đàm thoại với trẻ kết hợp với hình ảnh để trẻ hiểu nội dung bài thơ
Cô đưa ra các hình ảnh gợi ý giúp trẻ trả lời và hiểu nội dung của bài thơ
Cô mời trẻ trả lời
Cô mời lần lượt từng tổ đứng dậy đọc thơ
Cô mời nhóm ,cá nhân trẻ lên đọc thơ
Văn học lứa tuổi mầm non có nội dung phù hợp với tâm lý trẻ thơ và hướng tới cái đẹp chân - thiện – mỹ. Vì thế, trong môi trường giáo dục gia đình, cha mẹ cần tác động đến nhân cách trẻ em thông qua con đường văn học. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non chưa biết đọc, biết viết nên việc tiếp xúc với văn học thiếu nhi chủ yếu là qua lời đọc, lời kể của ông bà, cha mẹ, thầy cô... Điều quan trọng là cha mẹ phải biết cách tạo hứng thú cho trẻ với việc đọc sách, cần nắm được những đặc điểm tâm lý của trẻ để chọn những tác phẩm phù hợp với tính cách của trẻ.