Hoạt động làm quen với toán là một trong những hoạt động quan trọng của chương trình học mầm non. Việc hình thành các biểu tượng toán từ nhỏ giúp các bé làm quen với thế giới xung quanh, giải quyết được một số khó khăn trong cuộc sống hằng ngày đồng thời giúp trẻ diễn đạt dễ dàng hơn với ngôn ngữ nói. Học toán giúp các bé phát triển trí tuệ, tư duy, hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh, rèn luyện các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa… Góp phần phát triển ngôn ngữ: cung cấp vốn từ về các biểu tượng toán cho trẻ. Từ đó cũng góp phần giáo dục đạo đức, thầm mĩ, ý thức lao động ngay từ khi còn bé ở trẻ. Vì vậy hình thành các biểu tượng toán cho trẻ từ lứa tuổi mầm non là rất cần thiết.
Cô tổ chức các trò chơi, phần thi để giúp trẻ ôn lại nhóm số lượng trong phạm vi 6, hướng dẫn trẻ so sánh số lượng hai nhóm trong phạm vi 6, tổ chức các trò chơi để trẻ tham gia để củng cố bài mới.
Trẻ ôn lại nhóm số lượng trong phạm vi 6
Cô hướng dẫn trẻ xếp để so sánh hai nhóm đối tượng
Cô kiểm tra và giúp trẻ so sánh
Cô tổ chức trò chơi giúp trẻ củng cố bài mới
Hình thành biểu tượng toán cho trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm và kiến thức mà trẻ đã có gần gũi với biểu tượng cần hình thành, trẻ tiếp thu kiến thức thông qua hoạt động tổ chức hướng dẫn của cô. Kết quả nhận thức làm tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ, ngược lại vốn hiểu biết giúp trẻ tiếp thu kiến thức mới dễ dàng hơn vì vậy cần cung cấp vốn kiến thức phù hợp với khả năng của trẻ.