Văn học có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người ngay từ thuở ấu thơ. Văn học không chỉ góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, tiếp thu dần những tri thức cần thiết trong đời sống mà còn giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết và phát triển toàn diện về nhân cách.Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là hình thức nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm chất liệu để tái hiện thế giới. Văn học phản ánh thế giới khách quan, giúp trẻ thơ hiểu về cuộc sống muôn màu. Đó là những tri thức về thế giới loài vật, cây cỏ hoa lá, những tri thức về phong tục tập quán, những nét đẹp truyền thống và hiện đại. Văn học chứa đựng cái nhìn mới của trẻ thơ về thế giới tràn đầy âm thanh, màu sắc, hình khối, ngôn ngữ. Văn học giữ chức năng giáo dục trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Ở lứa tuổi ý thức đang hình thành, tư duy còn chập chững, sự cảm nhận và thích ứng với thế giới bên ngoài chủ yếu thể hiện bằng cảm xúc, tưởng tượng nên thông qua văn học sẽ giúp trẻ khám phá ra những nét đẹp của thiên nhiên và con người. Cảm nhận cuộc sống, thu thập kiến thức qua văn học chính là con đường tích cực và nhẹ nhàng nhất để giáo dục trẻ em có sự phát triển toàn diện về nhân cách.
Cô gây hứng thú tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi vào giờ học
Cô kể chuyện kết hợp sa bàn rối để tăng tính hấp dẫn
Cô gợi ý , đàm thoại cùng trẻ về nội dung câu chuyện cô vừa kể
Cô đàm thoại cùng trẻ để trẻ có cơ hội mở rộng thêm vốn từ
Cô kể chuyện cùng rối để trẻ khái quát được nội dung truyện
Trẻ mầm non làm quen với văn học thông qua thơ sẽ khiến trẻ thấy vui hơn, bình tĩnh lại, lắng nghe nhiều hơn những đứa trẻ không được tiếp xúc với văn học. Những bài thơ câu chuyện ngắn khuyến khích trẻ đọc theo vì chúng dễ nhớ và dễ thể hiện. trẻ tiếp xúc với thơ ca , truyện ,hò vè chỉ là sự cảm nhận nhịp điệu, rồi đến vần, sau đó trẻ sẽ dần dần vỡ về ý nghĩa của từng từ, liên hệ nội dung của bài thơ đến cuộc sống. Nếu được làm quen với văn học sớm trẻ sẽ có cho riêng mình một hình dung về thế giới xung quanh thông qua tư duy ngôn ngữ sớm., nếu tiếp tục được tiếp xúc với văn học thường xuyên, trẻ sẽ có được vốn từ phong phú, dần phân biệt được ngữ nghĩa, thậm chí hiểu được một vài khái niệm mà người lớn cho là phức tạp đối với bé như đồng âm, khác nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa… từ rất sớm.Hơn nữa, văn học còn nâng cao năng lực thẩm mỹ của trẻ, khiến trẻ dần xây dựng sự nhạy bén về ngôn ngữ, cảm nhận ngôn ngữ bằng cảm xúc và các giác quan của mình.