Trong một quá trình của hoạt động tạo hình cụ thể, trẻ sẽ được biết đến công dụng, đặc điểm, tính chất của từng loại vật liệu: giấy, bút chì màu, hồ – keo dán, đất nặn…
Với bất kỳ đối tượng nào cần tạo hình, trẻ cũng đều cần sử dụng đến tất cả các giác quan, sự ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy về hình dáng, đặc trưng, màu sắc, kích thước của đối tượng để thể hiện được hết ý tưởng về đối tượng của mình.
Trẻ mầm non luôn rất nhạy cảm với cái đẹp xung quanh, đây là thời kỳ phát triển những cảm xúc thẩm mỹ – đó là những cảm xúc tích cực được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp trong các nghệ thuật trong đó có nghệ thuật tạo hình. Hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn đối với sự nhận thức cho trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, hình dung về đối tượng đó, từ đó trẻ xây dựng các đối tượng. Hoạt động tạo hình là phương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng… điều đó giúp tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ.
Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu và trò chuyện với trẻ về bức tranh. Thăm dò ý tưởng của trẻ.
Cô Thảo giúp đỡ 1 số bạn.
Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
Cô cùng trẻ nhận xét tranh của mình và của bạn.
Qua hoạt động tạo hình còn giúp trẻ vững vàng hơn khi bước vào trường phổ thông. Hoạt động này giúp cho trẻ biết những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội để trẻ nhanh chóng bắt kịp cùng các môn học ở trường tiểu học. Giúp trẻ có thói quen nề nếp học tập. Hoạt động tạo hình cùng với các hoạt động khác giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy nên chúng ta cần tạo môi trường đặc biệt là môi trường kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, muốn tạo ra cái đẹp cho trẻ tham gia một cách tích cực nhất.