Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 hàng năm, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết này.
Theo định nghĩa "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện ly kỳ truyền tụng nhiều đời.
Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt. Vào ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất. Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực. Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Chẳng hạn người Việt có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 ở Hà Tây. Tiếp đó, ngày giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3 người Việt từ khắp mọi miền tổ quốc về đền Hùng, Phú Thọ thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, tưởng nhớ cội nguồn... Như thế, rõ ràng tết Hàn thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước
Cũng có tích kể lại rằng bánh trôi bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích "bọc trăm trứng" của Âu Cơ. Trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho trăm quả trứng của Đức Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.
Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng các bạn nhỏ lớp MGL A3 đi tìm hiểu thêm về quy trình làm bánh trôi và thực hành nặn bánh trôi nhé! Trước tiên, các bạn ý được các cô cung cấp kiến thức về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Hàn thực mùng 3/3, Sau đó cùng xem video hướng dẫn chuẩn bị nguyên liệu và cách nặn bánh trôi:
Các bạn rất hứng thú về quy trình làm bánh trôi
Các bạn nhỏ rất chăm chỉ
Chúng ta cùng tìm hiểu quy trình làm bánh trôi nhé!
Các bạn đang chăm chú xem các quy trình làm bánh trôi
Tiếp theo là đến phần các bạn ý được tự tay làm bánh trôi, nhưng trước hết phải rửa sạch tay các bạn nhé!
Rửa tay thật sạch nào các bạn ơi!
Trước khi làm cô sẽ hướng dẫn các bạn làm bánh trôi như thế nào cho đẹp và ngon nhất .
Bắt đầu làm thôi
Các bạn ý rất khéo tay phải không nào?
Rất cẩn thận trong việc vo tròn bánh
Đã bắt đầu có thành quả rồi!
Bạn Phương nặn bánh rất khéo tay
Con nặn khéo không cô?
Đây là những thành quả của các bạn
Sau một khoảng thời gian ngắn, các bạn nhỏ đã nặn được rất nhiều bánh trôi, và chúng ta hãy cùng xem xem thành quả của các bạn ý như thế nào nhé! :
Thành quả của chúng tớ đây
Bây giờ phải đem đi luộc thôi
Ngon tuyệt vời!
Các bạn nhỏ của chúng ta đã được thưởng thức những sản phẩm do chính tay mình làm ra, các bạn ý rất vui và hứa sẽ về làm cho ông bà bố mẹ ăn nữa đấy. Chúc các con và gia đình có một ngày Tết Hàn Thực thật vui vẻ, ấm áp và ngon miệng.