Tết Hàn Thực là ngày Tết diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Theo nghĩa chữ Hán, "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Hàng năm, vào dịp này, các gia đình đều chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay để thờ cúng Phật và cúng ông bà, tổ tiên. Để học sinh hòa vào không khí đó, nhà trường và các cô lớp B1 đã chuẩn bị những nguyên vật liệu vô cùng đa dạng về màu sắc để các bé được trải nghiệm, tự tay nặn những viên bánh trôi tròn xinh xắn.
Với nhiều bạn, tận mắt nhìn thấy các nguyên liệu để làm bánh trôi cũng như tự tay nặn từng viên bánh là điều vô cùng lí thú. Nhà trường đã chuẩn bị các nguyên liệu để có thể tạo ra những chiếc bánh ngũ sắc rất bắt mắt từ những cách tạo màu tự nhiên: màu đỏ của gấc, màu xanh của lá dứa, màu tím của khoai môn, màu vàng của khoai lang. Cách làm này vừa an toàn cho sức khỏe lại giúp tăng sự hứng thú cho học sinh và bánh trôi ngũ sắc có hương vị đặc biệt hơn.
Để làm được những đĩa bánh trôi đẹp mắt và thơm ngon, không hề dễ dàng đâu các bạn nhé. Nguyên liệu làm bánh phải có gạo nếp ngon. Có gạo làm vỏ bánh, cần có thêm đường làm nhân để tạo vị ngọt cho bánh. Nhân bánh truyền thống là bằng mật có vị thơm đậm đà.
Dưới đây là 1 số hình ảnh của các bạn nhỏ đang hăng say làm bánh này:
Nặn bánh trôi thật là vui
Các bạn đang rất chăm chú nặn bánh này
Những viên bánh trôi đã được các bạn nặn xong
Các bạn đang rất hào hứng chuẩn bị ăn nào
Những đĩa bánh trôi màu sắc đã được luộc chín
Bánh trôi bánh chay là đặc trưng của ngày lễ này. Từ xa xưa bánh trôi bánh chay đã đi vào thơ ca dân tộc như những món ăn đặc trưng phổ biến của người Việt Nam. Cô hi vọng sau buổi trải nghiệm này, các bạn cũng sẽ được tiếp tục thực hành nặn ở nhà cùng bố mẹ đế đón một mùa Tết Hàn Thực ý nghĩa.