Âm nhạc có tác động rất lớn đến thế giới nội tâm của con người, đặc biệt là trong việc giáo dục trẻ mầm non. Có ý kiến cho rằng, giáo dục âm nhạc - đó không phải là đào tạo nhạc công mà là đào tạo con người. Âm nhạc giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện về: Nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ, cảm xúc và hiểu biết xã hội. Thành công của việc giáo dục mầm non cho trẻ mầm non thể hiện qua việc trẻ lĩnh hội được các dạng hoạt động âm nhạc như thế nào: cảm nhận âm nhạc, kỹ năng hát, cảm nhận nhịp, biểu diễn bài hát, các trò chơi âm nhạc, nhạy, học nốt nhạc,… cũng như việc có mong muốn, ham thích được thực hiện các hoạt động âm nhạc hay không.
Trẻ mầm non sẽ yêu thích việc hát và đặc biệt khả năng ngôn ngữ sẽ được tiếp nhận khi bé trực tiếp hát những bài hát, vì khi đó có thể luyện âm thanh, thực hiện những điệu bộ có quy định sẵn, hay sáng tạo ra những hành động đi kèm. Mục đích chính của việc dạy hát cho trẻ, nhất là trẻ mầm non, là hướng cho trẻ đến việc thể hiện cảm xúc của mình, cảm nhận được tự do và niềm vui của hoạt động học tập và cuộc sống chứ không phải là việc truyền đạt cho trẻ kỹ thuật hát.
Hiểu được tầm quan trọng của âm nhạc đối với trẻ mầm non nên giáo viên của lớp MGN B3 luôn cố gắng để mỗi ngày của trẻ luôn tràn ngập tiếng cười và âm nhạc. Sau đây là một vài hình ảnh của các bạn nhỏ qua hoạt động âm nhạc: