Có mặt tại 2 trong 3 khu thu gom xử lý chất thải rắn lớn nhất miền bắc là bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn) và Xuân Sơn (Chương Mỹ), được biết sau khi được thu gom về từ các nơi, tất cả rác đều được tập hợp và xử lý bằng phương pháp chôn lấp là chủ yếu.
Theo các chuyên gia tại Viện nghiên cứu các vấn đề xã hội và môi trường, việc phân loại không tốt đã khiến cho tái chế rác – cách làm giảm tải rác nhựa được rất nhiều các quốc gia áp dụng không đạt hiệu quả ở nước ta.
Đa số rác thải nhựa đang lẫn vào môi trường, không phân loại xử lý. Nếu có chăng thì nó cũng không được đồng bộ bởi chỉ được thu gom qua những người bán đồng nát. Chính điều này đã làm cho việc tập trung tái chế không đạt hiệu quả.
Ngoài ra, các chính sách của nước ta là chưa đủ cho ngành tái chế rác nhựa – Cách giảm thiểu ô nhiêm tự nhựa được rất nhiều nước áp dụng phát triển. Như ở Hàn Quốc người ta có chính sách cho 70% các nhà máy phải sử dụng đồ tái chế nhưng nước ta thì chưa có.
Các chính sách của nước ta là chưa đủ cho ngành tái chế rác nhựa
Lượng chất thải rắn còn lại phải xử lý là rất ít, việc này sẽ tiết kiệm được diện tích chôn lấp, hạn chế các hệ quả do chôn lấp hay đốt rác gây ra từ đó giúp giảm thiếu ô nhiễm môi trường.Phân loại rác sẽ giúp tái sử dụng hiệu quả các phế liệu cứng. Các loại rác thải hữu cơ được xử lý thành phân compost bón cho cây trồng thay thế phân hóa học, giảm thiểu ô nhiễm đất.Tại Nhật Bản, phân loại rác được thực hiện với quy trình vô cùng nghiêm ngặt và nhiều bước, điều này được đưa vào các điều luật và thực hiện nghiêm túc bởi người dân. Nhờ phân loại và xử lý rác cũng như ô nhiễm tốt, người Nhật làm cho cả thế giới ngạc nhiên khi xảy ra lũ lụt, nước lũ tại quốc gia này được ví sạch như hồ bơi.
Ở nước ta, chỉ 1 trận ngập lụt cục bộ, được dự báo trước, xảy ra mới đây tại Chương Mỹ, rác trào ngược khiến đời sống của hàng trăm người khốn khổ, đặc biệt là rác thải nhựa. Chính vì thói quen sử dụng và thải rác bừa bãi, con người đang nhận lại được chính những thứ mình đã thải ra môi trường.