Thực Hà !important;nh Cuộc Sống
Mục tiêu của thực hành cuộc sống là kiến tạo cho bé phát triển độc lập về thể chất lẫn trí tuệ. Trẻ sẽ được hướng dẫn và trực tiếp thực hành:
- Những bài học về tự phục vụ bản thân: mặc/cởi áo khoác, buộc dây giày, vệ sinh cá nhân, cách chuẩn bị đồ ăn,…
- Chăm sóc môi trường xung quanh: quét nhà, tưới cây, cắm hoa,… Trẻ được tham gia lau dọn và vệ sinh các giáo cụ, đánh bóng đồ vật, lau bụi giá kệ,…
- Học kiểm soát chuyển động: thăng bằng, đi bộ trên một đường thẳng, di chuyển trong phòng,…
- Học về phép ứng xử lịch sự: nói lời cảm ơn, cách xin giúp đỡ, cách từ chối lịch sự,… Biết tôn trọng bản thân, người khác và môi trường xung quanh. Biết giao tiếp và tương tác lịch sự với người lớn, bạn bè,…
Đối với trẻ, những hoạt động này mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có tính cá nhân cao. Giúp trẻ phát triển bản thân và rèn luyện các kỹ năng thực hành cuộc sống thuần thục.
Trẻ trực tiếp tương tác bằng đôi bàn tay sẽ tiếp thu một cách chân thực nhất. Con ghi nhớ được cách thực hiện, biết cách sắp xếp trình tự công việc khoa học và hiệu quả nhất.
Tính tự lập, sự tự tin, tính kỷ luật và tinh thần hợp tác. Lòng yêu thương, sự chủ động, kiểm soát bản thân và trách nhiệm với môi trường xung quanh… Là những đức tính được trang bị cho trẻ qua hoạt động thực hành cuộc sống.
* Phát Triển 5 Giác Quan
Phương pháp giáo dục sớm Montessori cho rằng: “Đôi bàn tay chính là công cụ của trí thông minh loài người”. Giúp ta khám phá thế giới và mở đường dẫn bước tới sự hiểu biết. Đó là lý do ba mẹ thấy phương pháp Montessori rất đa dạng, phong phú về giáo cụ. Và phát triển 5 giác quan trở thành một trong những hoạt động quan trọng của Montessori.
Các bài tập cũng như giáo cụ được thiết kế để kích hoạt tối đa 5 giác quan của trẻ. Nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Thông qua học và chơi với các giáo cụ Montessori, trẻ dần học được cách phân biệt thế giới xung quanh. Hình thành nên những trải nghiệm, kinh nghiệm sống và trí tuệ của riêng mình. Giúp trẻ sở hữu khả năng nhìn nhận, đánh giá, phán đoán,… nhạy bén. Đồng thời, dễ dàng thích nghi nhanh chóng với môi trường sống.
Các hoạt động và bài học phát triển 5 giác quan bao gồm:
*Phá !important;t Triển Thị Giác
Trẻ học cách quan sát để tăng khả năng nhận diện vật thể:
- Nhận biết to – nhỏ, kích thước dài – ngắn, dày – mỏng, rộng – hẹp,….
- Hình dáng của các vật thể.
- Phân biệt các loại màu và độ đậm nhạt của các màu,…
Thông qua các giáo cụ trực quan, sinh động như: bộ hình trụ có núm, tháp hồng, cầu thang nâu, cây gậy đỏ, tủ hình học, các hộp màu,…
Bên cạnh đó, các hoạt động với giáo cụ này còn kích thích khả năng tư duy của trẻ. Nhất là trong thời điểm trẻ nhạy cảm về Toán học trong giai đoạn từ 4 đến 6 tuổi. Giáo viên sẽ thiết kế các bài tập về phân loại, sắp xếp theo kích thước và màu sắc,…
* Phát Triển Xúc Giác
Chương trình Montessori phát triển tối đa xúc giác của trẻ thông qua các hoạt động tiếp xúc, cảm nhận tính chất của đồ vật.
Ví dụ:
- Sử dụng tay cảm nhận tấm xúc giác, trẻ cảm nhận độ thô ráp – nhẵn.
- Cảm nhận độ nóng – lạnh trên bề mặt các tấm cảm nhiệt.
- Dùng tay nhấc các tấm trọng lượng.
- Trẻ phân biệt độ nặng – nhẹ của mỗi vật thể.
- …
* Phát Triển Thính Giác
Phương pháp dạy Montessori phát triển năng lực thính giác của trẻ thông qua khả năng: tập trung cao độ để lắng nghe, thẩm thấu âm thanh . Nhằm rèn luyện cho con năng lực phân biệt âm sắc, độ to – nhỏ của âm thanh. Con có thể sắp xếp và so sánh các âm điệu, phát triển khả năng âm nhạc trong tương lai. Con phát triển thính giác thông qua các giờ học âm nhạc, học đàn. Hay lắng nghe âm thanh của các vật liệu làm giáo cụ.
* Phá !important;t Triển Vị Giác
Trẻ nhỏ thường rất hứng thú với những hoạt động mới lạ, có tính kích thích trí tò mò cao. Vì thế, phương pháp Montessori rất quan tâm tạo ra những trải nghiệm học tập sáng tạo. Giúp đánh thức cảm quan của trẻ, trong đó có vị giác.
Trẻ được học phân biệt vị giác thông qua các lọ vị giác. Trẻ được dùng lưỡi trực tiếp nếm các chất lỏng có vị khác nhau như chua, ngọt, mặn. Nhờ vậy, trẻ có thể phân biệt được các loại mùi vị cơ bản trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Và trẻ cũng có khẩu vị đa dạng, ăn được nhiều món ăn khác nhau. Trẻ cũng vui vẻ, hợp tác hơn trong ăn uống. Ba mẹ nhờ thế cũng giải tỏa được nhiều căng thẳng, áp lực.
Phát Triển Khứu Giác
Trong các chương trình học Montessori phát triển khứu giác, trẻ sẽ được ngửi các mùi hương khác nhau. Với bài học lọ khứu giác, trẻ học cách phân biệt các mùi: quế, hương thảo, tiêu,…
Giáo viên cũng có thể tự chuẩn bị các hoạt động khác để đa dạng khứu giác cho trẻ. Ví dụ như ngửi và phân biệt hương của các loài hoa: hoa hồng, hoa nhài, hoa cúc,… Sau đó, bịt mắt trẻ để trẻ đoán xem đó là mùi hoa nào.
Những bài học dưới dạng trò chơi này vừa thú vị, hấp dẫn. Vừa giúp trẻ quen và tự phân biệt được các mùi quen thuộc. Trẻ cũng tỏ ra thích thú với nhận biết các mùi hương khác trong cuộc sống. Nhờ đó cảm nhận khứu giác của trẻ ngày càng trở nên nhạy bén và hoàn thiện hơn.