Cách chữa táo bón ở trẻ em
Có bao giờ bé của mẹ ra khỏi phòng tắm trong nước mắt và nói: "Mẹ ơi, mình có thường hay bị đau khi đi cầu không?" Nguyên nhân có thể là do trẻ đang bị táo bón, một vấn đề rất phổ biến ở trẻ em, chiếm 3-5% tổng số trẻ khám ngoại trú. Làm thế nào mẹ có thể biết được bé bị táo bón, nguyên nhân và cách điều trị táo bón ở trẻ như thế nào?
Tham khảo: Cách chăm sóc bé
Triệu chứng của táo bón ở trẻ:
Trẻ mới biết đi trung bình đi cầu một lần một ngày. Thông thường, trẻ bị táo bón đi ít hơn ba lần một tuần, phân cứng và khó đẩy ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, theo Học viện Nhi khoa ở Hoa Kỳ, bất kỳ trẻ nào có phân lớn, cứng, khô và đi kèm với bị đau khi đi cầu, hoặc máu ở ngoài phân là có thể do bị táo bón.
Mẹ đừng quá lo lắng nếu bé bị táo bón, hoàn toàn bình thường nếu lâu lâu xảy ra một lần. Nhưng nếu trẻ mới biết đi bị táo bón kéo dài từ hai tuần trở lên, thông thường được gọi là táo bón mãn tính. Mẹ nên cho bé khám bác sĩ nhi khoa có những dấu hiệu sau:
- Đau bụng và đầy hơi.
- Đi cầu phân của bé khô, cứng và gây đau đớn có thể kèm máu tươi cuối phân hay bao xung quanh phân.
- Đôi khi bé bị táo bón thực sự nhưng lại biểu hiện tiêu chảy, điều này có thể gây nhầm lẫn, do phân bị mắc kẹt trong trực tràng, nên các chất lỏng được rút từ lòng ruột ra để làm mềm phân, gây ra biểu hiện tiêu chảy.
- Khi bé bị táo bón, bé sẽ hay cáu kỉnh, khóc hoặc la hét trong lúc đi cầu.
Tham khảo: Bé sơ sinh bị sôi bụng
Có nhiều nguyên nhân có thể gây táo bón:
- Nín đi cầu: Điều này có nghĩa là do phản xạ rặn chưa tốt ở bé sơ sinh và một số bé nhỏ, hoặc một số trẻ cảm thấy xấu hổ hoặc ngại sử dụng nhà vệ sinh, nhất là khi dùng nhà vệ sinh công cộng. Không muốn sử dụng nhà vệ sinh ở những nơi nhất định (như trường học), ngay cả khi đi nghỉ mát, có thể làm cho một số trẻ không muốn đi vào toilet nơi lạ nên cố gắng nín đi cầu hoặc có thể trẻ sợ sự đau đớn mỗi khi đi cầu (Táo bón có thể trở thành một vòng luẩn quẩn: chính táo bón gây đau nên trẻ không dám đi cầu, nín đi cầu lại gây táo bón, làm trẻ có thể sợ hãi hơn trong lần tiếp theo). Trẻ em 2 tuổi trở lên có thể quan tâm nhiều đến việc chơi đồ chơi hơn là đi vệ sinh.
- Chế độ ăn ít chất xơ hoặc không chứa đủ chất lỏng (hoặc cả hai). Thủ phạm trong nhiều trường hợp táo bón ở trẻ sơ sinh là chế độ ăn uống ít chất xơ (như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả). Không nhận đủ chất lỏng cũng có thể dẫn đến táo bón. Bất cứ thay đổi nào về chế độ ăn uống, chẳng hạn như khi trẻ mới tập đi chuyển từ sữa mẹ/sữa công thức sang sữa bò hoặc bắt đầu ăn các thực phẩm mới, cũng có thể ảnh hưởng đến phân.
- Thiếu hoạt động thể chất. Tập thể dục giúp với sự chuyển động của thức ăn thông qua quá trình tiêu hóa.
- Thuốc: Một số loại thuốc hoặc chất bổ sung có thể dẫn đến trẻ bị táo bón, kể cả chất bổ sung sắt có liều lượng cao hoặc thuốc giảm đau có chất gây nghiện. Sắt liều thấp trong sữa bột cho trẻ không gây táo bón.
- Trong một số ít trường hợp, dưới 5% do các bệnh lý về ruột, hậu môn, trực tràng có thể gây táo bón. Bệnh bại não và các rối loạn thần kinh khác cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng đi toilet của trẻ.
Tham khảo: Sức khoẻ của bé
Cách chữa táo bón ở trẻ em:
Cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh.
Bé sơ sinh bú mẹ ít bón hơn bé sơ sinh khi bú sữa công thức, nhưng mẹ lưu ý, nếu mẹ bón trẻ sẽ bị bón theo. Nên mẹ trong thời gian cho con bú cần cung cấp chất xơ và uống nước đầy đủ để mình không bị bón.
Nếu trẻ sơ sinh hay trẻ còn quá nhỏ, việc tập đi tiêu đúng giờ vẫn có vai trò quan trọng để phòng tránh táo bón. Mẹ có thể massage bụng trẻ quanh rốn theo chiều kim đồng, sau đó “xi”, nếu bé vẫn không “ị được” mẹ có thể dùng tampon , nhúng mật ong và “chọt ra ,chọt vào” hậu môn trẻ khoảng 1cm giúp kích thích bé rặn nhé.
Tham khảo: Cách massage cho trẻ sơ sinh
Cách chữa táo bón ở trẻ nhỏ.
Có các phương pháp điều trị chính cho hầu hết các trường hợp táo bón ở trẻ,
- Chế độ ăn nhiều chất xơ: Điều này có nghĩa là trẻ cần ăn nhiều trái cây và rau tươi, ngũ cốc chất xơ, bánh mì nguyên chất (chất xơ sẽ nhiều hơn), và một số loại đậu, như đâu xanh, đậu lăng…. Nguồn chất xơ tốt mà trẻ thường muốn ăn là bỏng ngô với ít muối hoặc với ít bơ. Thực phẩm có chứa probiotics như yogurt cũng có thể thúc đẩy sức khoẻ tiêu hóa tốt.
- Trong khi tập trung vào chất xơ, mẹ đừng quên chất lỏng. Nếu trẻ ăn nhiều thức ăn có chất xơ cao nhưng không nhận đủ chất lỏng thì trẻ vẫn bị táo bón. Trẻ nên uống nhiều nước trong ngày, cùng với sữa.
+ Đối với trẻ nhỏ từ 4 tháng tuổi trở lên: thêm một lượng nhỏ nước ép trái cây các quả mọng nước như quả lê hoặc nước táo, hay nước cam sành, mẹ nên cho từ ít đến nhiều, từ loãng đến nguyên chất đạt được khoảng 30-50 ml ngày là tốt.
+ Đối với trẻ em từ 1 tuổi trở lên: cho nước trái cây và nước nhiều hơn.
- Tập thể dục. Đảm bảo trẻ mới biết đi chơi ít nhất 30 đến 60 phút mỗi ngày. Vận động cơ thể đồng thời làm tăng vận động của ruột nghĩa là tạo nhu động ruột tốt hơn, giúp đẩy thức ăn tốt hơn.
- Thời gian vệ sinh bình thường: Khuyến khích bé sử dụng nhà vệ sinh vào buổi sáng và sau mỗi bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ, vào những giờ thường xuyên trong ngày. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, mẹ có thể nhận được kết quả tốt hơn bằng cách Thay vì gợi ý, "Con có cần phải đi vệ sinh không?" Chỉ đơn giản nói, "Đã đến giờ con vào phòng vệ sinh rồi!". Hãy để trẻ đi tiêu ngồi ít nhất 10 phút mỗi lần. Đặt một chiếc ghế nhỏ dưới bàn chân của trẻ, sẽ giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn. Khen thưởng cho trẻ khi đi cầu tốt bằng một câu chuyện đặc biệt hoặc một sự ghi nhớ về điểm tốt cho trẻ nhé.
Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh
Khi nào nên cho trẻ đi khám bác sỹ
- Khám bác sĩ nhi khoa: Nếu các triệu chứng táo bón vẫn tiếp tục, có máu trong phân, hoặc tiếp tục đau bụng ngay cả sau khi đi tiêu, mẹ nên thu xếp cho trẻ khám bác sĩ nhi khoa nhé. Mẹ đừng nên tự ý dùng thuốc nhuận tràng cho trẻ mà không bàn luận với bác sĩ nhi khoa trước.
- Thuốc trị bón: Các bác sĩ thường dùng thuốc nhuận trường như: lactulose, sorbitol, hoặc thuốc Polyethylene glycol… Các thuốc này an toàn ở trẻ em, nhưng nên được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ nhi khoa. Hai sai lầm phổ biến mà cha mẹ đưa ra khi cho trẻ táo bón là không sử dụng liều lượng theo bác sĩ hoặc ngừng quá sớm. Mẹ cũng có thể cần phải thảo luận về việc ngưng hoặc thay đổi một loại thuốc mà trẻ đang dùng, nếu nghĩ rằng nó gây táo bón.