Thời tiết bước sang mùa mưa bão sẽ là chính là điều kiện thích hợp cho các vi khuẩn phát triển mạnh. Vì vậy mùa mưa được coi là thời điểm dịch bệnh bùng phát nhiều nhất, đặc biệt là ở trẻ em.
1. Bệnh đường hô hấp
Mùa mưa bão là mùa mà virus hoạt động mạnh, các virút là nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm đường hô hấp trên, gồm: Influenza, Parainfluenza, Adeno, Rhino, Entero, Corona… hoặc do các vi khuẩn: phế cầu, liên cầu trùng nhóm A…
Cha mẹ phòng tránh cho bé bằng cách:
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho bé bằng nước muối sinh lý
- Giữ nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm thấp
- Giữ ấm chân,cổ cho bé để tránh bị nhiễm lạnh gây sổ mũi, ho
- Hạn chế trẻ đến nơi đông người sẽ dễ bị lây cúm
- Không cho trẻ ra ngoài khi trời đang mưa.
Bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết được xem là bệnh nguy hiểm nhất bé dễ mắc phải vào mùa mưa.
Thủ phạm gây bệnh sốt xuất huyết chính là muỗi vằn. Không khí ẩm ướt và thiếu ánh sang chính là điều kiện để muỗi sinh sôi mạnh vì vậy sẽ gây ra dịch trong mùa mưa. Muỗi vằn truyền trực tiếp vi khuẩn gây bệnh sang những đối tượng khỏe mạnh.
Bệnh xuất huyết thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi không những thế người lớn cũng có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Bệnh lý này cũng chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc đặc trị.
Sốt xuất huyết nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Biện pháp phòng ngừa Sốt xuất huyết:
- Diệt lăng quăng xung quanh nhà và loại bỏ các nơi chứa/đọng nước ko cần thiết
- Sử dụng các phương pháp diệt và đuổi muỗi như thuốc xịt muỗi (nên chọn loại an toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe)
- Cho trẻ mặc quần áo dài, thoa kem chống muỗi, tinh dầu đuổi muỗi và mắc màn khi ngủ là những cách cơ bản làm giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết ở trẻ.
- Cho trẻ mặc quần áo dài, thoa kem chống muỗi, tinh dầu đuổi muỗi và mắc màn khi ngủ là những cách cơ bản làm giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết ở trẻ.
2. Các bệnh về da
Bệnh về da thường gặp ở trẻ em có điều kiện vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất, sức đề kháng yếu, môi trường ẩm thấp, nguồn nước bị ô nhiễm
Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, ghẻ, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm ký sinh gây ra), mẩn ngứa, chốc lở…
Biện pháp phòng tránh bệnh về da cho trẻ
- Thực hiện cọ rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và nhớ khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt
- Giữ cho bé luôn được khô ráo, đặc biệt là bàn chân, mặc áo mưa và đi ủng đi mưa nếu có gặp trời mưa, không để trẻ chơi ở vùng nước tù, đọng;
- Tắm rửa thường xuyên hàng ngày bằng nước sạch, hoặc xà phòng diệt khuẩn đối với trẻ lớn. Đối với trẻ nhỏ, nên tắm với sản phẩm thảo dược an toàn, giúp tạo ra lớp màng mỏng bảo vệ da bé khỏi các bệnh về da.
- Gel tắm thảo dược Bagnokid, chứa kháng sinh thực vật giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm da, mẩn ngứa, mụn nhọt cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
3. Bệnh tay-chân-miệng
Virút gây bệnh xảy ra quanh năm nhưng có xu hướng tăng mạnh vào tháng 5 và 9 hàng năm, bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ từ 3 – 5 tuổi. Bệnh thường bùng phát nhà trẻ, trường học hay nơi sinh hoạt tập thể.
Hiện nay vẫn chưa có vắcxin đặc hiệu để phòng bệnh, cho nên cần thực hiện tốt các biện pháp để phòng bệnh.
Các biện pháp phòng bệnh Tay-chân-miệng
- Thực hiện ăn chính uống sôi, thường xuyên rửa tay – chân bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, trước khi ăn và sau khi đi tiêu.
- Người chăm sóc trẻ phải rửa tay sau mỗi lần thay tã, làm vệ sinh cho trẻ, rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng
- Tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh, không dùng chung đồ dùng cá nhân.
- Không nên cho trẻ bị bệnh đến trường hay các nơi công cộng, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi.
- Cho bé ở chỗ thoáng mát, sạch sẽ tránh những nơi dễ gây bệnh.
Khi thấy những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ, người nhà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị ngay.