VA phát triển đến 6 tuổi thì hết, cá biệt có thể thấy ở người lớn.
Cách phát hiện sớm
Viêm VA là bệnh lý thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh. Tuy nhiên, do dấu hiệu dễ trùng với những bệnh hô hấp thông thường như viêm họng, viêm mũi họng nên có thể gây nhầm lẫn.
VA là một tổ chức lympho (bạch huyết) nằm ở nóc vòm, sau cửa mũi sau. Khi hít vào, không khí sẽ vào mũi, đi qua VA rồi vào khí quản và phổi. VA có từ khi trẻ mới lọt lòng, lúc chưa bị viêm có kích thước nhỏ (khoảng từ 4 - 5mm), rất mỏng, xếp theo hình lá nên dễ tiếp xúc với bên ngoài và với kích thước này thì đường thở hoàn toàn bình thường. Từ 6 tháng tuổi thì VA phát triển dần dần với chức năng miễn dịch nhằm ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật, nói chung đến khoảng từ 6 - 7 tuổi thì teo hết, chỉ để lại vết ở tuổi dậy thì. Viêm VA thường có 2 loại: viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính. Viêm VA cấp tính thường xảy ra ở trẻ ngay từ khi từ 6 - 7 tháng tuổi cho đến từ 4 - 7 tuổi (đôi khi gặp ở trẻ lớn hơn). Trẻ thường có sốt cao trên 380C kèm theo chảy nước mũi. Nước mũi ở những ngày đầu còn trong, lỏng sau đó dặc dần và có mủ. Trẻ thường bị ngẹt mũi, nhất là lúc trẻ ngủ hoặc thể hiện rõ ở các trẻ đang bú mẹ (trẻ bú không được liên tục mà thỉnh thoảng phải nhè đầu ti ra để thở và khóc).