Trẻ sơ sinh và !important; trẻ nhỏ vẫn chưa có thể xây dựng được một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ ngay từ lúc mới sinh, do vậy nguy cơ bị virus, vi khuẩn xâm nhập là rất dễ xảy ra sinh ra nhiều chứng bệnh như cảm cúm, sốt phát ban, sởi… Bên cạnh đó do thể trạng cơ thể còn yếu, cùng với sự thay đổi thất thường của thời tiết mà khả năng bé bị cảm lạnh cũng sẽ tăng nhiều hơn. Mẹ nên làm gì khi thấy bé bị cảm lạnh?
1. Nguyên nhân khiến bé bị cảm lạnh
Cảm lạnh là một trong những chứng bệnh bé nhà bạn phải đối mặt nhiều nhất tronng những năm tháng đầu đời. Do trong môi trường sống luôn tồn tại rất nhiều loại vi khuẩn, virus khác nhau, phát tán thông qua hình thức như các giọt nước liti ytong không khí, trẻ nhỏ khi hít phải hoặc tiếp xúc với các đồ vật bẩn như tay nắm, đồ chơi, giày dép… hẹ miễn dịch sẽ bị tác động làm suy yếu.
Bên cạnh đó, khi vi khuẩn ở trên các đầu ngón tay của trẻ, khi trẻ đưa tay vào miệng sẽ khiến vi khuẩn đi theo đường miệng mà vào cơ thể. Ngoài ra những tác động của mooi trường thời tiết thay đổi thất thường khiến trẻ không kịp thích nghi và sinh ra những phản ứng kháng lại mà bị cảm lạnh. Hoặc khi tiếp xúc với người bị cảm lạnh cũng sẽ là lý do trẻ nhỏ dễ dàng bị lây nhiễm
2. Biểu hiện khi bé bị cảm lạnh
Những biểu hiện bé bị cảm lạnh cũng giống với người lớn như hắt hơi, sổ mũi nhiều, chảy nước mắt, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, sốt nhẹ và có thể la khóc nhiều. Thời gian xuất hiện triệu chứng là trong khoảng 1 tuần, nếu được cha mẹ kiêng cữ chăm sóc cẩn thận có thể tự khỏi nhưng cần hết sức đảm bảo không để bệnh biến chứng nguy hiểm.
Cần phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh, nếu nói cảm cúm là do các loại virus có hại xâm nhập thì cảm lạnh lại do những tác động từ môi trường xung quanh. Cảm lạnh nhẹ hơn và có thể điều trị tại nhà trong khi cảm cúm có thể gây ra những biến chứng viêm phổi, sốt phát ban, viêm phế quản…
3. Chăm sóc khi bé bị cảm
Cách chăm sóc bé bị cảm lạnh rất đơn giản, tuy vậy mẹ cũng cần hết sức lưu ý và không tự tiện cho trẻ dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Những phương pháp chăm sóc bé bị cảm sau đây mẹ có thể áp dụng:
– Cho bé nghỉ ngơi trong nhà sạch sẽ, môi trường nhiệt độ ổn định và cho trẻ ngủ nhiều hơn.
– Chuẩn bị các lớp chân mềm, nếu là mùa đông thì nên lót tấm giữ nhiệt bên dưới, sao cho lớp nệm tạo ra độ dốc vừa vừa ở phần đầu, cổ và lưng. Nhiều người thường nhầm lẫn kê cao gối cho trẻ nhưng lưng vẫn giữ thẳng, điều này dễ gây ra tổn thương lưng và xương sống của trẻ cũng như khiến trẻ khó thở.
– Lau sạch cơ thể bé bằng nước ấm, không nên tắm trực tiếp trong bồn nước. Tuyệt đối không cho trẻ tắm nước lạnh.
– Đối với trẻ sơ sinh, trẻ còn đang bú mẹ, hãy tăng cường thêm sữa mẹ để trẻ có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết. Trẻ hơn 1 tuổi cũng nên tăng cường uống thêm nước để cơ thể trẻ có thể đẩy lùi độc tố, vi khuẩn bên trong nhanh hơn.
– Nếu trẻ bị chảy nước mũi, hãy dùng dụng cụ hút mũi cho trẻ, hoặc dùng giải pháp bơm nước muối sinh lý để đẩy dịch mũi qua đường bên kia cho trẻ.
– Đặt the máy tạo ẩm hoặc máy phun sương trong phòng cho trẻ. Kh trẻ có những biểu hiện ho, sốt cao, hãy cho trẻ vào phòng tắm, nơi đã được xông đầy hơi nước, ta hãy xả nước thật nóng bằng vòi hoa sen trong khoảng 10 phút để hơi nước được tạo, rồi mới cho trẻ vào. Bế trẻ đứng bên trong hít thở trong 10 phút để thông mũi và giảm ho.
– Với trẻ sơ sinh bị cả lạnh, khi bú hãy để đầu của trẻ được cao hơn, giúp trẻ bú không bị sặc. Ngoài ra mẹ cũng nên chia nhỏ lượng sữa bú để đảm bảo trẻ không bị đói trong ngày.
– Bổ sung chế độ dinh dưỡng đa dạng với đủ protein, chất xơ, chất béo. Tăng cường cung cấp thêm vitamin C cho trẻ bằng các loại nước ép có vị chua để hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch.
4. Phòng ngừa tình trạng bé bị cảm lạnh
Để ngăn ngừa nguy cơ bé bị cảm lạnh về sau, thực hiện những cách sau để phòng ngừa:
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, rửa sạch tay với xà phòng và hạn chế để trẻ ngậm tay.
– Giữ cho trẻ có khoảng cách với người lớn đang có vấn đề về sức khỏe.
– Hạn chế hút thuốc trước mặt trẻ.
– Giữ ấm cho trẻ khi trời trở lạnh, cũng như không nên tắm nhiều khi thời thiết thay đổi.
-- Luôn cung cấp chế độ dinh dưỡng đảm bảo để gia tăng sức đề kháng cho trẻ.
Khi bé bị cảm lạnh, nên áp dụng ngay các giải pháp chăm sóc đã kể trên để giúp trẻ có thể ngừa bệnh hiệu quả sớm hơn, tránh để tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Không nên tự cho trẻ uống các loại thuốc chưa có sự cho phép của bác sĩ cũng như đưa trẻ đến khám sớm để được tư vấn phương thuốc trị bệnh phù hợp.