Hệ thống xoang trê !important;n vùng xương sọ mặt bao gồm: xoang hàm, xoang trán, xoang sàng, xoang bướm. Các xoang có cấu trúc là những khoang rỗng được bao phủ bởi lớp niêm mạc, có vai trò rất quan trọng, không chỉ giúp làm nhẹ khối xương mặt, lọc và làm ẩm không khí vào mũi mà còn còn giúp cộng hưởng âm thanh, tạo cho mỗi người giọng nói đặc trưng.
Khô !important;ng chỉ phổ biến ở người lớn,viêm xoang cũng là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi xoang ở trẻ em, trong đó phổ biến nhất là vi-rút, vi khuẩn và nấm. Các vi khuẩn thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa, E.coli, Klebsiella,... Các vi khuẩn này di chuyển ngược dòng từ vùng hầu họng lên các xoang gây tình trạng viêm xoang cho trẻ.
Bệnh viê !important;m xoang ở trẻ nhỏ thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt là các cháu suy dinh dưỡng, gầy yếu, sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, bếp than hoặc những trẻ có cơ địa dị ứng,viêm VA,viêm amidan. Viêm xoang ở trẻ em thường khởi đầu bằng các bệnh lý như:
●  !important;Viêm đường hô hấp trên: Trẻ có triệu chứng ho, ngạt mũi, chảy mũi, sốt nhẹ, trẻ mắc bệnh nhiều đợt trong năm, có khi uống hết thuốc bệnh lại tái phát
●  !important;Viêm mũi dị ứng: Trẻ suốt ngày khò khè, chảy mũi, nước mũi trong, kèm ran ở phổi.
●  !important;Hen phế quản: Do phế quản co thắt, trẻ khó thở từng cơn, khó thở ở thì thở ra.
●  !important;Suy giảm miễn dịch: thường gặp ở những trẻ có cha mẹ mắc AIDS.
● Trẻ có !important; các bất thường giải phẫu về hốc mũi như vẹo vách ngăn, quá phát VA vòm, VA vòi,...
Những bệnh trê !important;n điều trị không khỏi, kéo dài dai dẳng làm niêm mạc mũi trẻ bị phù nề, lỗ thông mũi xoang bị tắc dẫn đến ứ đọng dịch trong xoang, lâu ngày dẫn đến viêm xoang.