Phụ huynh bảo vệ con thế nào trong thời điểm 'dịch chồng dịch'?
Bảo vệ con nhỏ thời điểm “dịch chồng dịch” chưa bao giờ dễ dàng, nhưng cha mẹ có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm bằng cách để trẻ nắm rõ tầm quan trọng của việc tự bảo vệ sức khỏe.
Covid-19 trở lại cùng thời điểm bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng vào mùa, bạch hầu xuất hiện nhiều nơi. Phụ huynh lo sợ sức đề kháng yếu khiến con nhiễm bệnh, nhất là mắc nhiều bệnh cùng lúc.
Giúp trẻ thấy tầm quan trọng của cơ thể khỏe mạnh
Qua cuộc trò chuyện về dịch bệnh với cha mẹ, con có thể cảm nhận rõ nỗi sợ của người lớn. Đây là lúc trẻ cần yêu thương, được tìm hiểu tầm quan trọng của việc giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, ngồi yên trong nhà thay vì ra ngoài chơi khi dịch bệnh còn lan rộng.
Cha mẹ nên hướng dẫn con cách giữ vệ sinh cá nhân để tự bảo vệ bản thân.
Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ những biện pháp tự bảo vệ như rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khô trong ít nhất 20 giây, góp phần ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng. Để tạo thói quen tích cực mùa dịch, mẹ có thể áp dụng nhiều trò chơi như thi đếm xem ai rửa tay nhiều hơn, chịu phạt nếu đưa tay lên mặt, thưởng ngay khi biết dùng khuỷu tay che miệng lúc hắt xì...
Đặc biệt, cha mẹ nên làm gương cho trẻ trong việc đeo khẩu trang nơi công cộng, nhẹ nhàng giải thích thấu đáo và khen ngợi khi con làm đúng.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài là việc làm quan trọng trong mùa dịch.
Nếu còn băn khoăn về các món ăn tăng cường sức khỏe, mẹ hãy tham khảo thực đơn bổ sung rau củ, trái cây giàu vitamin A, C, thịt, hạt giàu kẽm và selen giúp tăng lượng bạch cầu, và một số loại gia vị có tinh dầu sát trùng đường hô hấp. Ngoài ra, đồ tươi cần được ưu tiên thay vì thức ăn nhanh. Uống nước tốt cho hệ miễn dịch của trẻ, nhưng phụ huynh cần nhớ tránh nước có gas. Mẹ có thể thêm sữa hoặc vài lát cam, dâu để tăng hương vị và tạo cơ hội cho trẻ tự tay pha chế.
Siêu nhân cần “sạc điện”, trẻ cũng cần ngủ trước 21h để tái tạo hệ miễn dịch và tắm nắng sớm, bổ sung vitamin D. Việc cho trẻ chơi gì không quan trọng bằng chơi cùng trẻ. Cha mẹ nên tắt TV, điện thoại, tạo ra khoảnh khắc vui vẻ cùng nhau. Mẹ có thể cùng con đọc sách, viết thư, vẽ tranh cổ động phòng dịch hoặc biến việc nhà thành trò chơi thú vị.
Tỉnh táo khi con ho, sốt
Dù cẩn thận, trẻ khó tránh nguy cơ lây nhiễm khi nhiều dịch bệnh đến cùng lúc. Việc động viên con nói ra tình trạng sức khỏe rất quan trọng. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt, ho, phụ huynh hãy liên hệ các chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn, thăm khám
Cha mẹ nên đến gặp chuyên gia để được tư vấn khi con có dấu hiệu ho, sốt.
Đặc biệt, phụ huynh cần nắm vững cách giúp con hạ sốt. Theo bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng - chuyên khoa nhi, bệnh viện Nhi Đồng 2 - hai trường hợp không thể dùng thuốc hạ sốt tùy tiện là sốt xuất huyết và bệnh do Covid-19. Khi chưa rõ lý do con sốt, mẹ nên hạ sốt bằng paracetamol. Các thuốc hạ sốt khác có thể làm giảm miễn dịch ở trẻ nhiễm Covid-19 hoặc gây biến chứng chảy máu nội tạng ở trẻ sốt xuất huyết.
Bác sĩ cho biết thêm, paracetamol nên dùng đúng liều (10-15 mg/kg/lần) và đúng lúc (cách 4-6h/lần uống). Một gói Hapacol 250 đủ hạ cơn sốt trên 38,5 độ C cho trẻ 16-25 kg. Chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, mùi cam, vị ngọt dễ uống, hiệu quả giảm đau hạ sốt cao giúp Hapacol 250 trở nên quen thuộc với nhiều bà mẹ có con nhỏ.
Cha mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng và thời gian.
Khi con ốm sốt, cha mẹ nên cho trẻ ở trong nhà, thiết lập khoảng cách an toàn, kê khai y tế và liên hệ với cơ sở y tế nếu cảm thấy có yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh do Covid-19. Cả gia đình cũng nên chú ý hạn chế tiếp xúc với mọi người trong thời điểm này để đảm bảo an toàn.
Bằng tình yêu thương, phụ huynh trấn an để trẻ cảm thấy yên tâm. Đây là lúc mẹ dạy con về lòng biết ơn, may mắn khi được ở nhà và các y bác sĩ đang căng mình làm việc để con an toàn qua mùa dịch.