Người nhiễm virus dengue do muỗi cái thuộc chi Aedes đốt. Muỗi Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành. Muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi.
Người là ổchứa virus chính. Ngoài ra người ta mới phát hiện ởMalaysia có loài khỉsống ởcác khu rừng nhiệt đới cũng mang virus dengue. Aedes aegypti có nguồn gốc từchâu Phi. Loài muỗi này dần dần lan tràn ra hầu hết các khu vực có khí hậu nhiệt đới đầu tiên là nhờtàu thuyền và sau đó có thểcảmáy bay nữa . Ngày nay có hai loài phụcủa Aedes aegypti là Aedes aegypti queenslandensis, một dạng hoang dã ởchâu Phi không phải là véc tơtruyền bệnh chính, và Aedes aegypti formosuslà muỗi sống ởkhu vực đô thịvùng nhiệt đới và là véc tơtruyền bệnh chính. Trong quá khứ, muỗi Aedes aegypti phải nhờvào các vũng nước mưa đểđẻtrứng. Tuy nhiên ngày nay quá trình đô thịhóa diễn ra với tốc độồạt đang cung cấp cho muỗi những hồnước nhân tạo đểmuỗi đẻtrứng dễdàng hơn nhiều.
Aedes albopictus trước đây là véc tơ truyền bệnh chính của dengue và hiện nay vẫn còn là véc tơ quan trọng ở châu Á. Loài muỗi này gần đây đã lan tràn đến khu vực Trung Mỹ, Hoa Kỳ và tại đây muỗi này là véc tơ truyền bệnh quan trọng thứ hai. Trong khi muỗi Aedes aegypti formosus chủ yếu sống ở khu vực đô thị thì muỗi Aedes albopictus lại cư trú chủ yếu ở vùng nông thôn. Muỗi Aedes aegypti không truyền virus qua trứng, trong khi muỗi Aedes albopictus thì có khả năng này.
2.Triệu chứng nhận biết trẻ bị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết sẽ tạo ra các triệu chứng phong phú. Nó có thể là những hội chứng virut không đặc hiệu đến các triệu chứng xuất huyết nghiêm trọng và có thể tử vong nêu không được điều trị. Nó là một bệnh có triệu chứng giống cúm nghiêm trọng. Sốt xuất huyết có thể gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Nhưng nó ít gây chết người. Yếu tố nguy cơ quan trọng đối với sốt xuất huyết bao gồm:
- Loại virut gây bệnh
- Tuổi của bệnh nhân, tình trạng miễn dịch, yếu tố di truyền
Thời kỳ ủ bệnh: 3 – 6 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày.
Những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết rất phong phú tùy thuốc theo tuổi mắc bệnh. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể sốt không đặc hiệu và ban đỏ toàn thân. Ở trẻ lớn hơn và người lớn có thể có hội chứng sốt nhẹ. Hoặc chúng có thể là bệnh sốt điển hình:
- Khởi phát đột ngột
- Sốt cao
- Đau đầu dữ dội
- Đau ở đằng sau hóc mắt
- Đau cơ và khớp
- Ban đỏ toàn thân
Sốt xuất huyết có những biến chứng chết người tiềm tàng. Nó có thể gây:
- Sốt cao
- Hiện tượng chảy máu. Thường có gan to
- Trong những trường hợp nặng có thể gây suy tuần hoàn.
Bệnh thường bắt đầu với tăng nhiệt độ đột ngột. Mặt đỏ và các triệu chứng không đặc hiệu khác của bệnh liên tiếp xảy ra. Sốt thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Sốt cao nhất có thể đạt đến 40 hoắc 410 C. Sốt cao co giật và những triệu chứng của chảy máu có thể xảy ra như là xuất huyết dưới da, nôn ra máu, đi cầu phân đen, ho ra máu, tiểu ra máu,..
Một số trường hợp sốt xuất huyết mức độ vừa thì các triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất sau vài ngày khi sốt không còn nữa. Trong các trường hợp nghiêm trọng tình trạng bệnh nhân đột nhiên xấu đi sau vài ngày sốt. Nhiệt độ giảm xuống. Sau đó là những dấu hiệu của suy tuần hoàn với huyết áp tụt thấp. Bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc giảm thể tích nặng và nhanh chóng tử vong trong vòng từ 12 đến 24 giờ. Tuy nhiên bệnh nhân cũng có thể sẽ nhanh chóng phục hồi nếu được truyền dịch thay thế đủ và kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết sớm nhất trẻ bị sốt xuất huyết
Đa số những trường hợp sốt xuất huyết có biến chứng nặng thường là đến bệnh viện trễ, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Vậy làm thế nào có thể nhận biết sốt xuất huyết sớm nhất? Đây là câu hỏi được đặt ra không chỉ cho gia đình bệnh nhân, mà còn là vấn đề của thầy thuốc, bởi vì chẩn đoán sớm sốt xuất huyết thật sự không đơn giản chút nào.
Giai đoạn 1: 3 ngày đầu của bệnh sốt xuất huyết
– Ngày thứ 1:
Sốt: sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39-40oC, sốt liên tục, kéo dài, sốt không ớn lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau. Cách tính ngày bệnh trong SXH: ngày đầu tiên của sốt được tính là ngày thứ 1 của bệnh.
Sốt kèm mệt mỏi, chán ăn, đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.
Không cần làm xét nghiệm vì lúc này các xét nghiệm đều bình thường.
– Ngày thứ 2:
Bệnh nhân tiếp tục sốt cao, liên tục. Hãy cố gắng tìm các dấu hiệu xuất huyết trên cơ thể bé như xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, mí mắt, cổ. Trong trường hợp không thấy dấu xuất huyết tự nhiên thì chúng ta làm dấu xuất huyết nhân tạo, tức là làm dấu dây thắt bằng cách lấy máy đo huyết áp đo cho em bé, giữ mức huyết áp trung bình giữa huyết áp tối đa và tối thiểu trong 5 phút, sau đó xem trên tay có dấu xuất huyết dưới da hay không? Dấu “dây thắt” dương tính là có 5 nốt xuất huyết dưới da trở lên trên một diện tích da là 1cm2. Xét nghiệm máu trong ngày thứ 2 cũng chưa thay đổi rõ ràng nên cũng không cần làm.
Xuất huyết: thường xuất hiện từ ngày thứ 2 của bệnh, xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết do tiêm chích. Khi xuất huyết xảy ra nhiều nơi sẽ có biến chứng nặng.
– Ngày thứ 3:
Dấu hiệu sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Bệnh nhân vẫn còn sốt cao, có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng. Nếu trẻ trên tuổi dậy thì hỏi thêm về kinh nguyệt có ra huyết bất thường không? Bệnh nhân có thể cảm giác khó chịu, đau bụng nhợn ói. Hãy làm xét nghiệm máu, kết quả máu nếu có Hct tăng 39-40%, tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/mm3 là chẩn đoán sốt xuất huyết chính xác đến trên 90%. Test nhanh sốt xuất huyết có thể làm trong ngày này.
Xuất huyết ngoài da: biểu hiện dưới dạng chấm xuất huyết hoặc vết bầm máu, vị trí thường gặp là mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân.
Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, chảy máu nướu, xuất huyết kết mạc mắt, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài.
Xuất huyết đường tiêu hóa: nôn ra máu, tiêu ra máu.
Các triệu chứng khác: đau người, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đối với trẻ nhỏ có thể có co giật do sốt cao, hốt hoảng.
Như vậy để chẩn đoán sớm sốt xuất huyết là trong 3 ngày đầu tiên chúng ta lưu ý kỹ về các triệu chứng của bé. Các bà mẹ phải nhớ ngày khởi phát sốt của con, các dấu hiệu của con để báo bác sĩ và tập trung các trẻ có dấu hiệu đã kể ở trên để sớm nhận ra bệnh SXH. Hãy đưa trẻ đến khám bệnh hàng ngày và bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu khác thường như: Lừ đừ, ói nhiều, đau bụng nhiều, chảy máu nhiều, tay chân mát lạnh.
Giai đoạn 2: Ngày thứ 4, thứ 5 các triệu chứng rõ ràng nhất
Phần lớn trẻ sẽ hết sốt. Nếu không có hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết, gia đình tưởng trẻ khỏi bệnh, cảm thấy nhẹ nhõm và an tâm; nhưng thật ra, trong vòng 24 – 48 giờ sau khi hết sốt (thường là ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh) là thời gian nguy hiểm nhất. Hầu như tất cả các trường hợp sốt xuất huyết nặng có sốc, có biến chứng đều xảy ra trong khoảng thời gian này.
Vì vậy, trong giai đoạn này, đặc biệt là khi trẻ hết sốt, gia đình cần chăm sóc trẻ sát sao để phát hiện những dấu hiệu báo động bệnh chuyển nặng như: Ói nhiều; Đau bụng; Lừ đừ, bứt rứt, lạnh tím tay chân, vã mồ hôi; hoặc có dấu hiệu xuất huyết bất thường. Sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Vì vậy, trong những ngày này trẻ cần được theo dõi kỹ để phát hiện kịp thời những triệu chứng sau:
– Hạ nhiệt độ đột ngột, da lạnh nhớp mồ hôi, tay chân lạnh, ẩm.
– Chảy máu mũi.
– Chảy máu nướu răng.
– Ói ra máu hoặc ra dịch màu nâu.
– Tiêu ra máu hoặc tiêu ra phân đen.
– Tiểu ra máu.
– Hết sốt, nhưng li bì, vật vã hoặc bứt rứt, kích động.
– Than đau bụng ngày càng tăng.
Khi thấy một trong những triệu chứng trên xảy ra trong ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, cần cho trẻ đến khám ngay tại bệnh viện (không đi BS tư, vì có thể trẻ phải nhập viện để điều trị).
Chẩn đoán sớm, đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời thì điều trị sốt xuất huyết sẽ đạt kết quả tốt nhất.
Giai đoạn 3: ngày thứ 7- 8
Trẻ bắt đầu hồi phục, ăn được hơn và bắt đầu chịu chơi đùa. Một số trẻ có dấu hiệu hồi phục đặc biệt – “ban hồi phục”, da đỏ ửng, xuất hiện rất nhiều chấm đỏ li ti, kèm theo ngứa, thường xuất hiện ở chân, tay. Trong thực tế, đã có nhiều thân nhân lo sợ, đưa trẻ đến bệnh viện vì những biểu hiện này.
Các xét nghiệm cần làm
Hai xét nghiệm cần phải làm để chẩn đoán ban đầu và cũng để theo dõi diễn tiến của bệnh là Hct (dung tích hồng cầu) và đếm số lượng tiểu cầu trong máu. Hct và đếm số lượng tiểu cầu sẽ được thực hiện mỗi ngày trên bệnh nhân từ ngày thứ 3 của bệnh: sự tăng dần của Hct, giảm dần của số lượng tiểu cầu gợi ý bệnh đang diễn tiến nặng, bệnh cần theo dõi sát để có những can thiệp thích hợp. Các xét nghiệm khác sẽ được bác sĩ chỉ định khi cần.
Các thuốc không được dùng khi trẻ bị sốt xuất huyết
Nắm vững bệnh lý trước khi dùng thuốc
Virus Dengue gây ra sốt xuất huyết (SXH) không hoặc có sốc. Trong SXH không sốc: Sự giãn mạch nhẹ, huyết tương thoát ra ngoài thành mạch ít. Trong SXH có sốc có 3 biểu hiện: Giãn mạch mạnh, làm cho huyết tương thoát ra ngoài thành mạch nhiều, dẫn đến máu bị cô đặc, lượng máu lưu thông giảm, gây tụt huyết áp, tim nhanh rồi trụy tim mạch. Rối loạn đông máu thể hiện ở chỗ biến đổi thành mạch, hạ tiểu cầu, rối loạn đông máu làm xuất huyết. Hệ thống bổ thể và làm giảm C3-C5 huyết thanh bị kích hoạt.
Sự phát triển virus Dengue có điểm đặc biệt: Khi virut mới xâm nhập, có thể sinh ra kháng thể; kháng thể làm cho virut gắn với tế bào đơn nhân – đại thực bào thành một tổ hợp. Sau đó, tế bào lympho tấn công vào tổ hợp này, phá hủy tế bào đơn nhân – đại thực bào, lại giải phóng ra virut và chất gây giãn mạch, tromboplastin bạch cầu, chất hoạt hóa C3. Chất C3 lại hoạt hóa thành chất kích thích tế bào đơn nhân – đại thực bào. Chu trình lặp lại như trên. Như thế kháng thể không chặn được virut, trái lại làm chỗ ẩn náu cho virut phát triển.
Các thuốc thường dùng và không được dùng:
Dùng thuốc hạ sốt:
– Chỉ dùng paracetamol: Paracetamol độc với gan, thận nhưng tính độc này chỉ xảy ra khi dùng liều rất cao (15g/ngày với người lớn) và hoặc/ lâu dài hay khi dùng cùng với nhiều rượu (rượu làm cạn kiệt nguồn glutathion để chuyển hóa paracetamol thành chất không độc). Còn khi dùng với liều điều trị (thấp hơn nhiều so với liều trên) trong thời gian ngắn (2-5 ngày để hạ sốt) thì paracetamol không gây độc cho cả người lớn lẫn trẻ em. Liều dùng trong điều trị SXH: Một lần: 15mg/kg thể trọng (750mg cho người 50kg). Một ngày: 2-3 lần (1.500mg-2.250mg).
– Không được dùng aspirin: Trong SXH có hiện tượng chảy máu. Aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do SXH gây ra không cầm được (nhất là xuất huyết đường tiêu hóa). Kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm. Do vậy, trong SXH, không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em. Riêng với trẻ em càng đặc biệt chú ý việc cấm này vì: aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng Reye (phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn). Aspirin làm tăng độ acid (vốn thấp ở dạ dày trẻ), gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đường tiêu hóa.
– Không dùng kháng viêm không steroid (ibuprofen): Tuy không làm ngưng tập kết tiểu cầu mạnh như aspirin nhưng các kháng viêm không steroid đều có tính này (với các mức khác nhau) nên cũng làm cho việc chảy máu trong SXH không cầm được. Do vậy không dùng chúng trong SXH. Trên thị trường có các loại thuốc cấm (bán không cần đơn) trong thành phần thường có chứa kháng viêm không steroid. Ví dụ biệt dược: alaxan chứa kháng viêm không steroid (ibuprofen). Tránh dùng nhầm các loại biệt dược loại này.
Dùng dịch truyền:
– Ưu tiên bù dịch bằng đường uống: Người bệnh SXH rất nhạy cảm, dễ bị sốc phản vệ. Nếu SXH ở độ I đầu độ II cần ưu tiên bù dịch bằng đường uống (oresol). Theo Bệnh viên Bạch Mai Hà Nội, nếu cho 100% người bệnh dùng oresol ngay khi nhập viện, thì số người còn lại cần truyền dịch chỉ khoảng 15%.
– Chỉ truyền dịch khi cần thiết: Khi SXH ở cuối độ II hay đầu độ III, huyết tương thoát ra ngoài mạch nhiều, thể tích máu trong lòng mạch giảm sút, sốt cao làm mất nước, làm cho sự giảm sút này tăng thêm, máu bị cô đặc lại, huyết áp tụt xuống, tim nhanh dẫn đến trụy tim mạch cho nên cần truyền dịch. Dịch bị mất trong trường hợp này là “mất nước nhiều hơn mất muối” nên dung dịch truyền phải chứa ít muối. Tốt nhất là chọn dung dịch riger lactat (chứa natri clorid + kali clorid + canxi clorid + natrilactat). Nếu không có thì trộn dung dịch glucose đẳng trương (5%) với dung dịch natri clorid đẳng trương (0,9%) mỗi loại 50%. Khi rất nặng, truyền các dung dịch này mà không nâng được huyết áp thì dùng các dung dịch cao phân tử nhưng phải dùng ở nội viện.
– Liều lượng và thời gian bù dịch:
Cần bù đủ lượng dịch bị mất trong vòng 24 giờ nhưng trong 8 giờ đầu chỉ bù 50% và 16 giờ sau bù tiếp 50% lượng dịch bị mất.
+ Với trẻ em: Lượng dịch cần bù bằng P1 (thân trọng lúc chưa mắc bệnh) trừ đi P2 (thân trọng khi mắc bệnh). Trẻ em trước khi mắc bệnh không cân nên không biết P1. Vì thế, theo kinh nghiệm, có thể tính liều cho trẻ em dựa vào P2. Liều tính bằng ml/kg/trong 24 giờ trong ngày thứ nhất, hai, ba như sau: P2 = 7kg, liều 220-165-132; P2 = 8kg-11kg, liều 165-132-88; P2 = 12kg-18kg, liều 132-88-88; P2 = 18kg liều 88-88-88.
+ Với người lớn: Với SXH độ II ở giờ đầu liều 6-7mg/kg/giờ, ở giờ thứ hai và ba liều 5ml/kg/giờ ở thứ tư và năm liều 3ml/kg/giờ. Theo đó tính ra ở SXH độ II ở một người nặng trong các thời điểm trên lượng dịch truyền sẽ là 350ml + 500ml + 300ml = 1.150ml. Với SXH độ III, truyền nhiều hơn ứng với các thời gian trên là lần lượt là các liều:15-20ml/kg/giờ -10ml/kg/giờ – 7,5 ml/kg/giờ.
Truyền thừa dịch sẽ gây rối loạn cân bằng muối nước, rõ nhất là ứ nước trong các mô, tổ chức, hay gặp nhất là tràn dịch màng phổi. Thêm nữa, trong Ringer lactat có kali, truyền thừa kali có hại cho tim.
– Tốc độ truyền dịch: Từ lượng dịch và thời gian cần bù nói trên, tính ra tốc độ truyền bằng ml/giờ nhưng tốt nhất là tính bằng giọt/phút dễ theo dõi hơn. Là tốc độ tính bằng ml/giờ chia ra 3 lần thì ra tốc độ tính bằng giọt/phút. Ví dụ: tốc độ 100ml/giờ chia ra 3 lần thì quy ra bằng tốc độ 33 giọt/phút.
Về nguyên tắc, khi truyền không làm thay đổi nồng độ natri máu quá 1mEq/L trong 1 giờ. Truyền nhanh sẽ làm thay đổi nồng độ natri máu tức thời quá 1mEq/L sẽ tạo ra những rối loạn không có lợi.
Không cần dùng kháng sinh
Dùng kháng sinh nhằm làm yếu virut, tạo điều kiện thuận lợi cho kháng thể tiêu diệt virut bằng cách thực bào. Trong SXH, kháng thể tiêu diệt trái lại làm cho virut phát triển (như nói trên) nên việc dùng kháng sinh không có ý nghĩa. Hơn nữa, trong SXH, máu bị cô đặc, dùng nhiều kháng sinh bao vây sẽ làm cho nồng độ kháng sinh máu cao, dễ gây tai biến.
Chăm sóc đúng cách trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà giúp trẻ mau lành bệnh và cải thiện tình hình tử vong cho trẻ
Những trường hợp trẻ sốt xuất huyết được bác sĩ cho điều trị ngoại trú tại nhà, phụ huynh cần biết cách chăm sóc trẻ, trong đó không thể bỏ qua khâu hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng
a.Hạ sốt đúng cách cho trẻ
Khi trẻ sốt cao ≥ 380 5C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4-6 giờ một lần nếu trẻ sốt, lau mát bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao, gây co giật.
Trong bệnh sốt xuất huyết, các bác sĩ thường cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol (với nhiều tên khác nhau như Acemol, Cetamol, Efferalgan, Panadol). Đừng bao giờ cho trẻ dùng các thuốc nhóm aspirine như Aspegic, Aspro… chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và một số tai biến khác (có trường hợp dẫn đến tử vong). Không được tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh vì chúng không có tác dụng gì với bệnh sốt xuất huyết mà chỉ làm trẻ mệt thêm.
Nếu sốt < 38oC thì chỉ cần cho trẻ mặc quần áo thoáng, uống nhiều nước. Trường hợp trẻ sốt quá cao > 39oC thì ngoài việc hạ sốt bằng thuốc, có thể áp dụng thêm phương pháp “lau mát” với 3 động tác cơ bản: Dùng 1 khăn lông rấp nước mát đắp lên đầu, lên trán trẻ; lấy 1 khăn lông khác dấp nước ấm để lau mình mẩy, tay chân; nếu sờ 2 bàn chân trẻ thấy lạnh thì dùng 1 chai nước ấm ủ giữa 2 bàn chân, phủ lên 1 khăn lông khô.
b. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
– Thức ăn: cho trẻ ăn những thứ ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa và nên cho nhiều bữa nhỏ
– Nước uống: cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Khi sốt trẻ dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống làm cho trẻ dễ thiếu nước thêm, vì vậy chúng ta nên chú ý cho trẻ uống thật nhiều nước. Lượng nước dùng đối với trẻ dưới 5 tuổi khoảng 500-1.500ml trong ngày, trẻ trên 5 tuổi khoảng 2.000 đến 2.500ml trong ngày. Tất cả các loại nước mà trẻ thích đều dùng được như nước cam, nước dừa, nước chanh, nước suối, nước sôi để nguội. Nên thay đổi các loại nước khác nhau để trẻ không thấy chán. Loại nước được khuyến khích cho trẻ uống là nước điện giải Oresol, nước lọc, nước sôi nguội, nước trái cây, nước cam, nước chanh,
– Vitamin: trẻ cần cung cấp thêm vitamin các nhóm A, B, C để tăng cường hoạt động chuyển hóa cho cơ thể và tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
c. Tái khám mỗi ngày theo hẹn của bác sĩ. Ngay cả sáng, chiều trong những ngày cao điểm của bệnh.
Nếu có một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện:
- Quấy khóc, bứt rứt, trăn trở khó chịu hoặc li bì
- Đau bụng
- Chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen
- Tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống
d. Tuyệt đối tránh những tác động không tốt sau đây :
– Không nên cạo gió, cắt lễ vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ và vì như thế sẽ rất khó theo dõi tình trạng xuất huyết của trẻ.
– Không tự ý cho trẻ uống thuốc.
– Không cho trẻ uống những loại nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi, Xá xị… vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.
– Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện vì đã có không ít trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh trở nặng khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu sống trẻ. Trong quá trình hồi phục bệnh trẻ chưa thể ăn uống ngon miệng như bình thường cũng làm chậm quá trình hồi phục, bố sung thêm thuốc bổ cho trẻ trong trường hợp này là cần thiết, theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
– Không dùng hạ sốt bằng Aspirin, Ibuprofen (vì dễ gây xuất huyết nặng)
Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi bệnh của trẻ thật chu đáo để phát hiện các triệu chứng tiền sốc, bao gồm:
– Trẻ đang tỉnh táo, bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã.
– Trẻ có những cơn đau bụng dữ dội mà trước đây không có hoặc rất ít.
– Tay, chân lạnh.
– Da trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại.
– Trẻ tiểu ít hẳn hoặc không tiểu chút nào, nhưng rất khát.
Bạn hãy lưu ý phát hiện các triệu chứng tiền sốc, nhất là từ ngày thứ 3 của bệnh (tính từ ngày bắt đầu sốt), vì biến chứng sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. Nếu bạn nhận thấy một hoặc vài triệu chứng kể trên thì dù chưa đến ngày tái khám hoặc bận công việc gì cũng phải cấp tốc đưa trẻ đến bệnh viện.
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh sốt xuất huyết
– Nước cam:
chứa nhiều năng lượng và vitamin, có thể giúp tiêu hóa, làm tăng lượng nước tiểu và tăng cường kháng thể giúp phục hồi nhanh.
– Đu đủ:
các chuyên gia và bác sĩ cho rằng lá đu đủ là thức ăn tốt nhất cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Nghiền nát 2 lá đu đủ tươi và ép để chiết xuất lấy nước. Trẻ em bị sốt xuất huyết nên dùng 2 muỗng canh nước ép này mỗi ngày, vào buổi sáng hoặc tối.
– Cháo:
khi trẻ đang cố gắng chống chọi với vi rút chết người này, thực phẩm tốt nhất là cháo. Ăn cháo giúp tăng sức lực, đẩy lùi bệnh tật.
– Trà thảo dược:
một cách tốt để giảm sốt là uống các loại trà thảo dược tự nhiên như trà gừng.
– Nước dừa:
trẻ em bị sốt xuất huyết cũng nên uống nhiều nước dừa để bổ sung chất điện giải, chất khoáng bị mất do cơ thể mất nước.
– Nước rau củ ép, nước hoa quả:
các loại nước trái cây, rau củ tươi đều tốt cho trẻ em bị sốt xuất huyết. Các chuyên gia nói rằng nước rau ép nguyên chất có thể cung cấp những dưỡng chất cơ bản và giúp phục hồi nhanh chóng. Trẻ em bị sốt xuất huyết cần bổ sung thêm nhiều vitamin C để tăng hệ miễn dịch. Trái cây giàu vitamin C là dâu tây, ổi, kiwi, đu đủ, giúp sản xuất các tế bào lympho. Vitamin C cũng có ảnh hưởng trực tiếp lên các vi khuẩn, vi rút.
– Chất đạm:
thực phẩm giàu chất đạm (protein) như trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa không thể thiếu vào thời điểm này.
– Súp:
sẽ giúp trẻ có sức mạnh để chống lại các cơn đau ở khớp. Nó cũng giúp kích thích cơn đói và cải thiện vị giác.
– Nước ép chanh:
giúp loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể do các vi rút sốt xuất huyết gây ra. Nước chanh tống vi rút qua đường nước tiểu.
Thực đơn cho trẻ bị sốt xuất huyết
Đối với trẻ bị sốt xuất huyết, ngoài việc điều trị bằng thuốc (Tây y hay Đông y), trẻ bệnh cần có chế độ, thực đơn ăn uống sao cho giảm sốt (thanh nhiệt), giảm đau (chỉ thống), nâng cao sức đề kháng, chống nôn… là điều rất quan trọng để phục hồi sức khỏe.
Các món canh dưới đây có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và phòng chống xuất huyết. Chủ vị là hạt lạc xay nát hoặc giã nhỏ, gọi là “nhuyễn lạc”, kết hợp với một số loại rau.
a. Đối với trường hợp da trẻ chưa xuất huyết
- Rau ngót rửa sạch, vò nát 60-100g, nhuyễn lạc 30-50g, nấu thành canh ăn.
- Gan lợn tươi ép cho ra hết máu, rửa sạch, băm nhỏ 20-30g; rau ngót rửa sạch, vò nát 60-100g; nhuyễn lạc 30-50g. Nấu rau ngót với lạc thật chín rồi cho gan lợn vào đảo đều, đun sôi 5 phút là được.
- Đậu xanh cả vỏ, vỡ đôi 50-60g, nhuyễn lạc 30-50g, nấu canh ăn.
- Rau dền (xanh hay đỏ, hoặc dền cơm) rửa sạch thái nhỏ 60-100g, nhuyễn lạc 30-50g. Nấu chín lạc rồi mới cho rau dền vào, đun sôi 10 phút là được.
- Rau mồng tơi rửa sạch, thái nhỏ 60-100g, nhuyễn lạc 30-50g. Nấu chín lạc rồi mới cho rau mồng tơi vào, đun sôi 10 phút.
- Rau sam tươi rửa sạch, thái nhỏ 60-100g, nhuyễn lạc 30-50g. Nấu chín lạc rồi mới cho rau sam vào, đun sôi 10 phút.
- Hoa thiên lý rửa sạch 30-50g, nhuyễn lạc 30-50g. Nấu chín lạc rồi mới cho hoa thiên lý vào, đun sôi 5 phút.
- Lá non thiên lý 60-100g rửa sạch thái nhỏ, nấu canh cùng nhuyễn lạc.
b. Đối với trẻ sốt xuất huyết
– Dùng nước đậu xanh, bạc hà (vị thuốc bạc hà trong Đông y)
- Đậu xanh 50gr, đãi loại bỏ vỏ,
- Lá bạc hà 30gr,
- Đường trắng 30gr.
Cho đậu xanh, bạc hà vào nồi, đổ 1 lít nước, đun sôi trong 30 phút, lọc bỏ bã lấy nước hòa 30gr đường. Dùng uống nhiều lần trong ngày. Có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể, chỉ khát (làm mất khát);
– Nước ngân hoa dưa hấu
- Lấy 200gr vỏ dưa hấu, bỏ vỏ xanh, giữ lại cùi, thái miếng
30gr kim ngân hoa
- Rửa sạch nguyên liệu cho vào nồi, đun sôi cùng 1 lít nước trong 30 phút, gạn bỏ bã, lấy nước hòa cùng 30gr đường kính, uống làm nhiều lần trong ngày. Có tác dụng thanh nhiệt (làm mát) và chỉ huyết (cầm máu);
– Nước rau muống cúc hoa
- Rau muống 150gr, nhặt bỏ cuộng già, rửa sạch.
- Cúc hoa 20gr, rửa sạch
Cho rau muống, cúc hoa vào nồi đun sôi với 1,5 lít nước trong 20 phút. Vớt bỏ bã, gạn lấy nước trong. Cho thêm 50gr đường trắng vào nước rau muống, cúc hoa, đun lại cho tan hết đường. Dùng uống nhiều lần trong ngày. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chống xuất huyết;
– Cháo rau cần đại táo rất tốt với trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết
- Rau cần 150gr rửa sạch, cắt khúc ngắn,
- Đại táo 5 quả rửa sạch,
- Gạo tẻ 100gr vo sạch,
- Đường 50gr.
Cho gạo và đại táo vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm kỹ thành cháo, cho rau cần vào đun thêm 5 phút bắc ra, cho đường vào khuấy đều dùng ăn bữa sáng, bữa tối. Cháo này có tác dụng thanh nhiệt, bình can, lương huyết, chỉ huyết, rất tốt với người mắc bệnh sốt xuất huyết.
– Cháo bí đao
- Bí đao 150gr, gọt bỏ vỏ xanh, thái khúc.
- Gạo tẻ 100gr vo sạch,
Cho gạo vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm kỹ thành cháo rồi cho bí đao đã thái khúc vào đun thêm 10 phút, rồi cho ít muối đủ ăn hoặc 50gr đường trắng tùy theo khẩu vị. Bắc ra để nguội ăn vào 2 bữa sáng và tối. Cháo này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sinh tân rất tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
Trẻ sốt xuất huyết thường có những biểu hiện ban đầu không rõ ràng nên việc chuẩn đoán bệnh càng gặp nhiều khó khăn. Các mẹ nên lưu ý là khi trẻ hết sốt lại thường là lúc bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn nên các mẹ càng cần phải theo dõi gắt gao tình trạng của bé để không kịp thời nhập viện. Cách tốt nhất là khi trẻ sốt cao liên tục trên 2 ngày thì cần phải nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết và đi khám bác sĩ liền nhé. Phòng bệnh kịp thời vẫn hơn chữa bệnh.