1. Ổn định tổ chức
- Cô rủ trẻ lại gần, Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”
- Cho trẻ hát bài “ Bắp cải xanh”đi về chỗ ngồi
- Cô đố trẻ: “ To bằng cái bát
Ruột trắng vỏ xanh
Lá mọc xung quanh
Mẹ hay xào nấu”
Là củ gì? ( Củ su hào)
2. Phương pháp - hình thức tổ chức:
* Cho trẻ quan sát củ su hào
+ Cô đưa củ su hào ra hỏi trẻ:
- Đây là củ gì?
- Cô phát âm
- Cho cả lớp phát âm
- Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm
- Củ su hào màu gì?
- Củ su hào có dạng hình gì?
- Đây là gì của củ su hào?
- Lá su hào màu gì?
- Lá su hào mọc ở đâu?...
- Cô khái quát lại về củ su hào
- Giáo dục trẻ nên ăn nhiều các loại rau và biết chăm sóc, bảo vệ cây các loại cây
* Trò chơi
* Trò chơi 1: "Gieo hạt"
- Cô giới thiệu tên trò chơi “ Gieo hạt”
- Luật chơi: Trẻ thực hiện các động tác phù hợp với lời ca
- Cách chơi: Cho trẻ đứng vòng tròn và thực hiện các động tác theo lời ca như sau:
+ Gieo hạt: Từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất
+ Nẩy mầm: Từ từ đứng thẳng lên
+ Một cây: Giơ 1 tay lên cao
+ Hai cây: Giơ 2 tay lên cao
+ Một nụ: Úp 1 bàn tay xuống
+ Hai nụ: Úp 2 bàn tay xuống
+ Một hoa: Ngửa 1 bàn tay lên và xòe các ngón ra
+ Hai hoa: Ngửa nốt bàn tay còn lại lên và xòe các ngón ra
+ Mùi hương thơm ngát: Đưa 2 tay vào mũi hít thật sâu làm đt ngửi hoa
+ Một quả: Giơ 1 tay ngang ngực, ngửa bàn tay ra
+ Hai quả: Ngửa tiếp bàn tay còn lại ra
+ Gió thổi cây nghiêng: Giơ 2 tay thẳng trên đầu. Nghiêng người sang trái,sang phải vừa làm đt vừa nói: “ Gió thổi”
( nghiêng sang trái), “ Cây nghiêng” ( nghiêng sang phải)
+ Lá rụng, nhiều lá: Ngồi thụp xuống đất và nói: “Nhiều lá”, 2 tay lắc cổ tay.
- Cô chơi mẫu
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần.
* Trò chơi 2 “ Dung dăng dung dẻ”
- Cô nói tên trò chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
3. Chơi tự do
- Cô nói tên 1 số trò chơi, đ d đ c
- Hỏi trẻ thích chơi với đồ chơi gì? trò chơi gì? cho trẻ chơi. Trẻ chơi cô quan sát bảo quát để đảm bảo an toàn cho trẻ.
|