1. Ổn định tổ chức:
- Các con ơi lại đây với cô nào!
- Cho trẻ hát bài “Đố bạn”.
- Chúng mình hát rất là hay đấy! Cô khen cả lớp chúng mình nào!
- Các con ơi chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nhắc tới những ai?
- Bài hát miêu tả dáng đi của bác gấu đen như thế nào?
- Hôm nay cô thấy lớp chúng mình hát rất hay, nên cô có một câu chuyện muốn kể cho lớp mình nghe, lớp mình có thích nghhe cô kể chuyện không?
- Câu chuyện cô sắp kể nói về bác Gấu đen trong một chuyến đi chơi về không biết điều gì đã xảy ra với bác Gấu? Để biết được điều đó chúng mình hãy nhẹ nhàng về chỗ ngồi và lắng nghe câu chuyện nào!
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: Kể diễn cảm
- Câu truyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ”
* Cô kể lần 1: Kể bằng lời kết hợp cử chỉ, ánh mắt, nét mặt…
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Để hiểu thêm về câu chuyện, sau đây cô sẽ kể cho lớp chúng mình nghe một lần nữa nhé!
* Cô kể lần 2: Kể chuyện kết hợp với Power Point.
* Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn
- Các con ơi câu chuyện cô vừa kể có tên là gì?
- Trong câu chuyện có tất cả bao nhiêu nhân vật?
- Đó là những nhân vật nào?
- Vì sao bác Gấu đen phải tìm chỗ trú nhờ?
- Trời mưa to, bác Gấu đi chơi về và bị ướt lướt thướt, nước mưa chảy ròng ròng xuống mặt gấu.
- Chúng mình có biết ướt lướt thướt là như thế nào không?
Ướt “lướt thướt” ở đây có nghĩa là người bị ướt hết, khiến cho nước mưa trên tóc, quần áo chảy xuống thành dòng.
- Bác Gấu đen đã xin trú nhờ nhà của ai?
- Thỏ nâu có cho bác Gấu trú nhờ không?
Vì sao?
- Thỏ nâu nói gì với bác Gấu?
- Thấy thỏ nâu càu nhàu, bác Gấu đã van nài Thỏ nâu cho bác vào trú nhờ, nhưng Thỏ nâu đã làm gì?
- Bác Gấu đen buồn rầu đi, bác đi mãi vừa mệt vừa rét, bỗng bác nhìn thấy một ngôi nhà thắp đèn sáng trưng, chúng mình đoán xem đó là nhà của ai?
- Tại sao khi gõ cửa nhà Thỏ trắng bác Gấu đen lại rụt rè?
- Giọng của bác khi gõ cửa nhà Thỏ trắng như thế nào?
- Vì sao? (Gọi 1,2 trẻ nhắc lại lời thoại)
- Bạn Thỏ trắng đã làm gì để giúp đỡ bác Gấu?
- Được bạn Thỏ trắng giúp đỡ, thái độ của bác Gấu như thế nào?
- Nửa đêm, bão nổi lên ầm ầm, cành cây gãy kêu răng rắc, điều gì đã xảy ra với Thỏ nâu?
- Khi nhà bị đổ, Thỏ nâu xin sang trú nhờ nhà ai?
- Giọng của Thỏ nâu khi gọi cửa nhà Thỏ trắng như thế nào? (Gọi 1,2 trẻ nhắc lại lời thoại)
- Nghe Thỏ nâu vừa khóc vừa kể thì bác Gấu và Thỏ trắng đã làm gì?
- Lúc này Thỏ nâu rất ân hận vì đã đuổi bác Gấu đi, thấy vậy bác Gấu đen nói gì?
- Khi làm điều gì có lỗi, chúng mình phải cư xử như thế nào?
- Khi người khác đã nhận lỗi thì chúng mình phải làm gì?
- Trong câu chuyện con thích nhân vật nào nhất? Vì sao? ( Gọi 1,2 trẻ)
- Bạn Thỏ nâu trong chuyện là người như thế nào?
- “Ích kỷ” là thế nào?
- Vậy chúng mình phải học tập ai trong câu chuyện? Vì sao?
- Khi bạn bè và mọi người xung quanh gặp khó khăn, các bé sẽ làm gì?
- Hôm nay cô thấy lớp chúng mình học rất giỏi, cô khen cả lớp chúng mình nào!
- Khi giúp đỡ người khác sẽ mang lại niềm vui, vậy khi được người khác giúp đỡ các bé sẽ làm gì?
- Cô kết luận: Khi thấy người khác gặp khó khăn, không được ích kỷ chỉ nghĩ cho riêng mình, mà chúng mình phải biết giúp đỡ mọi người, khi người khác giúp mình thì mình phải biết nói lời cảm ơn, và đặc biệt khi làm điều gì có lỗi chúng mình phải biết nhậ lỗi và sửa lỗi nhé!
* Dạy trẻ kể chuyện diễn cảm
- Phân vai cho trẻ, đội mũ nhân vật.
- Cô làm người dẫn chuyện cùng trẻ kể lại chuyện.
* Trò chơi
- Các con ơi! Nắng đã lên rồi! Những tia nắng thật là ấm áp, chúng mình cùng làm những chú thỏ ngoan đi tắm nắng nào!
- Cô phát mũ cho trẻ, cho trẻ đứng dậy hát và vận động bài: “Trời nắng trời mưa”
- Hôm nay về nhà chúng mình hãy kể câu chuyện “Bác gấu đen bà hai chú thỏ” cho ông bà và bố mẹ nghe nhé!
3.Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ. |