Trở thà !important;nh người cần kiệm khi trưởng thành đòi hỏi rèn luyện nghiêm túc từ tấm bé
Ảnh minh họa. Nguồn: INT.
Có !important; thể dễ dàng nhận thấy nếp nhà trong mỗi hành vi ứng xử của mỗi cá nhân, là dấu ấn của giáo dục gia đình thông qua những quy tắc nghiêm ngặt.
Những quy tắc về tí !important;nh tiết kiệm
Theo chuyê !important;n gia huấn luyện con người – Harry Trịnh: Nói đến tiết kiệm, chúng ta thường nghĩ ngay đến tiết kiệm tiền. Tuy nhiên, trước khi trẻ tiếp xúc với tiền, biết tiêu tiền chúng đã tham gia vào quá trình tiêu hao nhiều thứ khác gồm cả vật chất và phi vật chất.
Ví !important; dụ: Sử dụng điện, nước, đồ dùng (vật chất) hay không gian, thời gian (phi vật chất). Bởi vậy, nhất thiết cha mẹ phải đặt ra những quy tắc cụ thể và hướng dẫn trẻ tuân thủ nhằm hình thành tính tiết kiệm ngay từ khi còn nhỏ.
Về bản chất, mọi tiết kiệm chung quy cũng là !important; tiết kiệm giá trị vật chất quy đổi – là tiết kiệm tiền bạc. Điện, nước, đồ dùng hay thời gian… đều là những thứ tiêu hao, không thể phục hồi.
Chuyê !important;n gia Harry Trịnh cho rằng: Tùy vào từng lứa tuổi, khả năng nhận thức của trẻ để dạy về tính tiết kiệm đạt hiệu quả cao. Ngay từ khi trẻ được khoảng 2 tuổi, bé đã bắt đầu “nhiễm” các thói quen và quy tắc trong gia đình. Nếu trẻ có anh, chị thì điều này càng rõ ràng hơn.
Việc cha mẹ nhắc nhở nhau hay nhắc nhở anh, chị sẽ giú !important;p bé hình thành và khắc sâu bài học về tính tiết kiệm.
Đơn cử như việc tiết kiệm khi sử dụng điện, nước. Trước tiê !important;n, cha mẹ hãy dạy con phân biệt được hành vi nên làm, không nên làm trong việc sử dụng điện, nước. Cùng với đó, chia sẻ những bài học cơ bản về ý nghĩa của việc tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm tiền bạc.
Về việc xâ !important;y dựng nội quy gia đình, trong đó có nội dung rèn tính tiết kiệm, kiến trúc sư Lê Thành Vinh - nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cho rằng: Để tránh hậu quả những đứa trẻ sau này là người trưởng thành thiếu tính cần kiệm, thiếu kỷ luật, việc rèn những “ý thức” về nền nếp quan trọng hơn rèn nền nếp cụ thể nào đó.
Rè !important;n ý thức về nền nếp là hiểu nguyên tắc vận hành của một việc thay vì chỉ hiểu hành động cần làm của việc đó. Ví dụ: Muốn rèn nền nếp gọn gàng thì thay vì dạy cất bát sau ăn, cất vở sau học thì sẽ dạy “Lấy ra, cất vào”, “Bày bừa, dọn lại”. Khi đó, trẻ vừa được dạy nguyên lý lấy ra, cất vào, vừa được thực hành lấy vở ra xong bỏ lại vào cặp, sẽ hình thành cả cả ý thức lẫn hành vi. Những quy tắc này giúp rèn cho trẻ cách sắp xếp khoa học và tiết kiệm thời gian khi sử dụng lần tiếp theo.
Khi trẻ dù !important;ng điện, nước, hãy tuân thủ quy tắc “bật lên thì tắt đi”, “mở ra thì đóng lại”. Điều này rèn cho trẻ thói quen tiết kiệm tài nguyên, tiền bạc… Những thói quen này sẽ giúp trẻ rất nhiều khi trưởng thành và mỗi gia đình sẽ có đứa con ngoan, xã hội có những công dân tốt.
Dạy trẻ cù !important;ng tiết kiệm
Cần xá !important;c định, việc tiết kiệm là của cả gia đình, không phải của riêng ai. Điều quan trọng là hãy để cho trẻ thấy, việc tiết kiệm là niềm vui. Trẻ em có thể tiết kiệm bằng cách sử dụng đúng, đủ nhu cầu của mình như sử dụng điện, sử dụng nước… hoặc giảm bớt việc đòi mua sắm quá nhiều đồ chơi, đồ dùng chưa sử dụng hết.
Cha mẹ hã !important;y giải thích cặn kẽ cho trẻ hiểu tại sao tiết kiệm là điều quan trọng trong cuộc sống và thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động hướng tới mục tiêu tiết kiệm cùng nhau. Ví dụ: Cha mẹ có thể yêu cầu trẻ tìm ra chi phí của món đồ mà trẻ đang tiết kiệm là bao nhiêu và mất bao lâu để tiết kiệm cho nó, dựa trên số tiền mà họ có được.
Diễn giả, chuyê !important;n gia tâm lý Đào Ngọc Cường - Công ty CP Đào tạo đánh thức tiềm năng Việt - chia sẻ: Đương nhiên, khi cha mẹ muốn truyền dạy cho con cái bất cứ điều gì thì họ phải tìm hiểu kỹ và làm thật tốt. Trẻ hình thành thói quen ban đầu từ việc “nhiễm” thói quen của những người lớn trong gia đình. Bởi vậy, cách dạy trẻ tốt nhất là cùng xây dựng “nội quy gia đình” và cùng nhau thực hiện.
&ldquo !important;Hàng ngày, tôi dạy con những việc nho nhỏ như ăn xong dọn bát, ngủ dậy gấp chăn, đi ra vào thì chào hỏi... nhắc nhiều, rèn nhiều lúc được lúc không, có đứa con thành nếp mình khá hài lòng, có đứa không. Nhưng kiên trì với những hành vi lặp đi lặp lại sẽ tạo thành thói quen và hình thành nhân cách mỗi người. Và rèn con tuân thủ nội quy là phần nhiệm vụ của cha mẹ” – chuyên gia Đào Ngọc Cường nhận định.
Để bảo đảm cho bộ quy tắc của gia đì !important;nh được thực thi nghiêm túc, nhiều cha mẹ nhất trí cho rằng, cần có “chế tài” cụ thể để kiểm soát những vi phạm. Ngoài việc bị nhắc nhở, nếu tái phạm, trẻ có thể chịu mức phạt tăng dần từ mức bị hạn chế về thời gian tham gia hoạt động nào đó cùng gia đình, kéo dài thời gian để được mua một món đồ mới chẳng hạn…
Chuyê !important;n gia Đào Ngọc Cường chia sẻ: Ở cơ quan, thấy có nhiều em rất ưng, giao việc gì chỉn chu việc đó, tươm tất gọn gàng vượt mong đợi. Nhưng cũng có em giao việc xong, sếp phải chạy theo hỏi xem làm chưa, bảo gì làm nấy thiếu chủ động. Có khi file làm xong vài hôm hỏi lại thì mất nửa ngày đi tìm mà vẫn gửi nhầm, cả nhóm ăn chung xong thì đứng dậy không cần biết ai sẽ dọn.
Có !important; em thường xuyên quên tắt điện và điều hòa khi ra khỏi phòng sau cùng... và cứ thế thụt lùi mãi, thật đáng thương.
&ldquo !important;Nơi rèn luyện tốt nhất cho hầu hết những thói quen tốt về tính cần kiệm, khoa học, thậm chí cả tác phong giao tiếp, văn hóa ứng xử của một người trưởng thành đều đến từ nền nếp gia đình. Bởi vậy, ngay từ khi trẻ biết tương tác và nhận thức, cha mẹ hãy chú trọng hướng trẻ tuân thủ những nội quy của gia đình và cùng trẻ thực hiện điều đó mọi lúc, mọi nơi” – chuyên gia Đào Ngọc Cường khuyến cáo.