Bài tập 1: Phân biệt độ nhẵn mịn và thô ráp.
Đồ dùng cần thiết: Giáo viên chuẩn bị cho trẻ cảm nhận bề mặt của các vật liệu khác nhau xem nó nhẵn, sần sùi hay khô ráp…
Cách thực hiện: Giáo viên cho trẻ sờ vào các bề mặt khác nhau. Đồng thời đặt câu hỏi để cho trẻ phản ánh bằng lời dấu hiệu bề mặt của từng chất liệu như: Tấm bìa này có bề mặt như thế nào? Nó nhẵn hay sần sùi? Vì sao con biết? Vậy còn bề mặt của tấm vải này thì sao?… Sau nhiều lần trải nghiệm, trẻ phải tìm ra các cặp giống nhau.
Lưu ý và điều chỉnh: Trong các mảng cảm giác trẻ được cảm nhận có chứa các yêu tố gây nhiễu hoặc có thể gây nhầm lẫ cho trẻ về chất liệu, màu sắc. Buộc trẻ phải tự mình điều chỉnh và phân biệt.
Tự kiểm tra: Khi trẻ chọn được cặp giống nhau sẽ lật mặt sau lên xem ký hiệu tương tự nhau thì đó là lựa chọn chính xác.
Bài tập 2: Phân biệt nhiệt độ
Đồ dùng cần thiết: Để giúp trẻ có khả năng nhận biết, cảm nhận nhiệt độ, ta sử dụng một bộ bát kim nhỏ chứa đầy nước ở những nhiệt độ khác nhau. Sau đó, chúng ta đo nhiệt độ nước ở những nhiệt độ khác nhau. Tiếp theo, chúng ta đo nhiệt độ nước ở những chiếc bát, có thể có hai chiếc bát có chứa nước có cùng nhiệt độ Cách thực hiện: Những chiếc bát có vỏ bọc xung quanh. Sau đó chúng ta cho đứa trẻ cầm trực tiếp vào chiếc bát và cảm nhận nhiệt độ từ bên ngoài những chiếc bát đó. Hoặc có thể chúng ta để trẻ tự nhúng tay mình vào từng chậu nước âm ấm và sau đó lại tiếp tuvj nhúng tay vào chậu nước khác. Từ đó trẻ sẽ cảm nhận và phân biệt được sự khác nhau về độ ấm của hai chậu nước đó.
Tự kiểm tra: Kiểm tra phần đánh dấu của giáo viên xem có khớp nhau giữa các cặp không.
Bài tập 3: Rèn luyện vị giác
Đồ dùng cần thiết: Các cặp đĩa có những vị đắng, ngọt, mặn giống nhau. Đánh dấu mã hóa ở những cặp giống nhau có mã giống nhau.
Cách thực hiện: Dùng lưỡi để cảm nhận các vị khác nhau: đắng, chua, mặn, ngọt.
Chúng ta để cho đứa trẻ xúc miệng bằng những cốc nước có những vị khác nhau, sau đó lại lấy đầy một cốc nước ấm và để trẻ xúc miệng thật cẩn thận để vị của cốc nước lần thử trước không còn vương lại trong miệng trẻ. Bằng cách cho trẻ xúc miệng bằng những cốc nước có vị khác nhau và giữa những lần thử cho trẻ xúc miệng thật cẩn thận với nước ấm.
Tự kiểm tra: Kiểm tra phần đánh dấu của giáo viên xem có khớp với các cặp không.
Bài tập 4: Hộp cảm nhận âm thanh
Đồ dùng cần thiết: Năm cặp hộp phim đựng các đồ vật nhỏ khác nhau (Gạo, đậu, đá, nước…) và các hộp đều chấm màu dưới đáy để tự kiểm tra, năm nắp hộp màu xanh, năm
nắp hộp màu đỏ, khay đựng.
Cách thực hiện: giáo viên đặt chiếc khay đựng các hộp cảm nhận về bên phải của góc học tập. Giáo viên lấy các hộp cảm nhận âm thanh ra ngoài xếp thành hai hàng, các hộp có nắp màu xanh xếp cùng một hàng, các hộp có nắp màu đỏ xếp cùng một hàng về phía khác. Sử dụng các ngón tay của bàn tay trái lấy một hộp từ bên trái và giơ lên phía tai trái lắc, lắc hộp nhẹ nhàng và lắng nghe âm thanh của nó một cách chăm chú. Tiếp theo, giáo viên đặt hộp xuống trước mặt. Giáo viên sử dụng các ngón tay dùng để viết của bàn tay phải lấy một chiếc hộp khác từ hàng bên phải và cũng lắc như vậy. Giáo viên so sánh các âm thanh bằng cách lần lượt lắc hộp này đến hộp kia. Nếu âm thanh của hai hộp đó giống nhau, đặt chúng lên phía trên của chỗ thực hiện hoạt động. Còn nếu âm thanh của hai hộp không giống nhau, đặt hộp của hàng bên phải ra xa về phía bên phải của chỗ thực hiện hoạt động và lấy một hộp khác từ hàng bên phải. Giáo viên cũng lắng nghe theo cách như vậy. Giáo viên lập lại chu trình này cho đến khi tìm được các cặp. Giáo viên lật đáy các cặp hộp lại để kiểm tra xem liệu giáo viên đã tìm đúng hay chưa. Nếu các cặp không đúng, giáo viên quay lại xếp chúng thành hai hàng – một hàng có nắp màu đỏ, một hàng có nắp màu xanh và lặp lại chu trình này cho đến khi tất cả các cặp đã được tìm.
Nội dung trọng tâm: Số lượng các hộp khác nhau, thiết lập trò chơi khoảng cách. Xếp các hộp theo thứ tự âm thanh từ nhỏ – lớn và ngược lại Tự kiểm tra: Kiểm tra phàn đánh dấu của giáo viên xem có khớp nhau giữa các cặp không.