Tay chân miệng làm cho sức khoẻ của trẻ bị ảnh hưởng, bé có thể sẽ thường xuyên nôn, sốt, chán ăn và mệt mỏi. Mẹ hãy cùng tìm hiểu các cách phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khoẻ cho bé.
Tay chân miệng là bệnh gì?
Bệnh tay chân miệng là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở trẻ nhỏ, bệnh có thể lây lan giữa các trẻ sống trong một môi trường chung như lớp học, sống cùng nhà. Bệnh thường lây chủ yếu qua đường tiêu hoá. Những trẻ dễ bị mắc bệnh tay chân miệng là những trẻ có độ tuổi dưới 5, do bé chưa biết cách tự bảo vệ cho bản thân và sức đề kháng của trẻ còn kém.
Các nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bệnh tay chân miệng có thể lây lan rất nhanh
Nguyên nhân đầu tiên được nhắc đến gây nên bệnh là do nhiễm trùng coáckievirus A16, đây là một loại virus thuộc nhóm virus nonovio enterovirus. Vì vậy nên việc lây nhiễm bệnh giữa các trẻ diễn ra khá nhanh.
Cha mẹ khi cho bé ăn mà không vệ sinh sạch sẽ và an toàn cũng sẽ khiến các virus có cơ hội tấn công và gây nên bệnh.
Các trẻ có tiếp xúc trực tiếp như nói chuyện, có thể khiến cho nước bọt bị nhiễm virus bắn ra và lây sang các trẻ khác.
Tay chân miệng là dạng mụn nước, vì vậy nếu trẻ vô tình bị vỡ các mụn nước mà các trẻ khác vô tình chạm vào cũng sẽ gây ra bệnh, do các virus tấn công.
Nếu trẻ khoẻ mạnh mà phải tiếp xúc với nơi có mầm bệnh cũng sẽ khiến bé bị lây nhiễm bệnh do những người bệnh bị ho hoặc hắt hơi làm các vi khuẩn gây bệnh lẫn vào không khí và sẽ tấn công trẻ.
Nếu trẻ sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với trẻ bị bệnh cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh.
Trẻ thường xuyên không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn uống hoặc hay ngậm những đồ vật không sạch sẽ sẽ khiến vi khuẩn gây nên bệnh.
Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Trẻ bị bệnh tay chân miệng khi mới bắt đầu sẽ có hiện tượng đầu tiên là cúm, Bé sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau cổ họng, sốt nhẹ, sốt từ khoảng 38 đến 39 độ . Sau khoảng từ một đến hai ngày, các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện sau đó. Bé sẽ bắt đầu có các mụn nước nhỏ trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn.
Ban đầu, các nốt ban này xuất hiện như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau đó, chúng dần trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước. Bóng nước chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau đớn, vì vậy mẹ cần phải bảo vệ để các mụn nước đó không thể vỡ. Các bóng nước này thường biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ
Nên rửa tay cho trẻ thường xuyên để phòng tránh bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng đang sắp vào mùa, vì vậy cha mẹ cần có những cách để phòng tránh bệnh cho bé, giúp trẻ được an toàn và khoẻ mạnh.
- Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh thật sạch sẽ chân tay cho trẻ bằng các loại xà phòng rửa tay, khi bé tiếp xúc với các đồ chơi hoặc khi trẻ bắt đầu ăn uống, khi trẻ đi vệ sinh xong. Mẹ cũng nên cho bé tập thói quen đánh răng hoặc cho trẻ súc miệng bằng các loại nước muối sinh lý bởi trong nước muối có chất kháng khuẩn cao.
- Đối với những trường học, nếu có trẻ bị bệnh tay chân miệng nên khử trùng toàn bộ các khu vực của trẻ, như vậy sẽ khiến các vi khuẩn không có cơ hội tấn công và gây bệnh.
- Không cho trẻ sử dụng chung các loại đồ dùng cá nhân với bất cứ trẻ nhỏ nào và sử dụng chung đồ với người lớn.
- Nếu trong gia đình có trẻ bị tay chân miệng cần cách ly trẻ với những trẻ khác để bệnh không có cơ hội lây nhiễm sang cho trẻ khác.
- Mẹ nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các đồ chơi của trẻ bằng nước sạch, xà phòng
- Cho bé ăn các loại thực phẩm sạch sẽ, các loại thực phẩm đã được nấu chín và khử trùng đảm bảo. Thực hiện ăn chín uống xôi.
- Ngoài ra mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu vitamin giúp sức đề kháng của trẻ được tốt hơn và phòng tránh bệnh tốt nhất.