Hầu hết trẻ mắc bệnh tay châ !important;n miệng độ 1 đều được theo dõi và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Tuy nhiê !important;n vì tính chất dễ lây lan và việc phát tán mầm bệnh khá thuận lợi khi có sự tiếp xúc với nguồn bệnh, chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà nếu không thực hiện đúng cách sẽ làm tăng số trẻ mắc bệnh tại gia đình và cộng đồng.
Sau đâ !important;y là các hướng dẫn có thể giúp các bậc cha mẹ chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà đúng cách:
Cá !important;ch ly đúng cách
- Trẻ xá !important;c định đã mắc bệnh tay chân miệng phải được nghỉ học từ 7 – 10 ngày để ngăn chặn sự lây lan.
- Nếu gia đì !important;nh có nhiều trẻ cùng chung sống, nên cách ly tuyệt đối giữa trẻ lành và trẻ bệnh bằng nhiều cách tùy theo hoàn cảnh gia đình. Giám sát chặt chẽ các hoạt động của trẻ bệnh trong sinh hoạt thường nhật.
- Người lớn khi tiếp xú !important;c và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế, sau khi tiếp xúc nên rửa tay bằng xà phòng.
Giữ vệ sinh cá !important; nhân
- Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngà !important;y bằng xà phòng và nước sạch.
- Khuyến khí !important;ch trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh tay chân miệng qua đường tay – miệng nhằm loại bớt sự bám dính của vi rút gây bệnh tay chân miệng trên đôi tay của trẻ.
- Quần á !important;o, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt.
- Vật dụng cá !important; nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.
- Tuyệt đối trá !important;nh 3 quan niệm sai lầm thường gặp sau đây: Kiêng tắm, kiêng gió – ủ trẻ quá kỹ – châm chích cho mụn nước mau vỡ ra, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Tạo mô !important;i trường sống trong lành và an toàn
- Người chăm só !important;c trẻ như cha mẹ, ông bà, người giữ trẻ… cần giữ sạch đôi tay hạn chế gieo rắc vi rút gây bệnh tay chân miệng cho những trẻ lành khác trong gia đình.
- Đồ chơi và !important; vật dụng thường dùng của trẻ cần phải được tẩy trùng sạch sẽ bằng những dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2%, dung dịch nước Javel hoặc xà phòng sát khuẩn để tạo tính an toàn cho trẻ khi sử dụng.
- Phò !important;ng ốc nơi trẻ sinh hoạt cần thông thoáng, đủ dưỡng khí nhất là sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ thường xuyên bằng các dung dịch khử khuẩn nhằm tạo điều kiện sạch sẽ và an toàn cho trẻ khi sinh hoạt và chơi đùa.
Hướng dẫn cá !important;c mẹ chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất cho trẻ bị tay chân miệng
Cho trẻ ăn những mó !important;n mà trẻ thích. Ăn thức ăn như bình thường nhưng làm lỏng, mềm như cháo bột (kể cả trẻ lớn) vì thức ăn cứng làm trẻ đau rát miệng.
Thức ăn nê !important;n thật nguội, thậm chí có thể làm mát cho dễ ăn. Thức ăn nóng làm trẻ đau không nuốt được. Có thể thay một bữa ăn bằng một hũ yaourt, một ly sữa mát.
Khi trẻ đã !important; từ chối không ăn thì nên ngưng ngay và bù vào bằng một ly sữa lạnh, một bánh flan, một hũ yaourt hoặc một ly nước trái cây lạnh. Không ép trẻ ăn quá làm trẻ khóc, sẽ mệt mỏi hơn.
Sau khi ăn, sú !important;c miệng trẻ sạch sẽ và để nghỉ ngơi (nhịn hoàn toàn) trong 3 – 4 giờ. Sau đó mới cho ăn bữa khác. Cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất theo chỉ định bác sĩ.
Thời gian trẻ bị bệnh ngắn (khoảng từ 5 &ndash !important; 10 ngày) nên không cần ép trẻ ăn quá, vì sau khi hết bệnh trẻ sẽ ăn nhiều hơn để bù lại khi bị bệnh. Cữ những thức ăn cứng, sống, mất vệ sinh.
Và !important;i lưu ý giúp phòng bệnh
Tăng cường sức đề khá !important;ng cho trẻ và giữ vệ sinh sạch sẽ, cụ thể: cho trẻ ăn đủ bữa (3 –5 bữa trong ngày), đủ dinh dưỡng (bột, đạm, dầu, rau), ăn nhiều trái cây sạch sau khi ăn cháo, bột để tăng cường vitamin và yếu tố vi lượng.
Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Khô !important;ng cho trẻ ngậm đồ chơi hay núm vú cao su. Đồ chơi và muỗng, chén của trẻ phải rửa sạch mỗi ngày. Không để trẻ chơi chung, ăn chung với những trẻ có bệnh.
Mắc bệnh tay châ !important;n miệng là do trẻ ở bẩn?
Mẹ bé !important; Kem tâm sự về những lo lắng khi con bị tay chân miệng: “Kem nhà em mấy hôm nay đột nhiên xuất hiện rất nhiều nốt đỏ ở chân và tay. Có nốt sần, có nốt lại nổi mụn nước. Vì chủ quan nghĩ rằng chỉ cần bôi kem da là đủ nên vợ chồng em cũng không đưa Kem đi khám. Tuy nhiên, khác với mọi lần, lần này dù đã kiên trì bôi kem đến ngày thứ 5 nhưng những vết đỏ chẳng có dấu hiệu thuyên giảm. Sau đi khám mới phát hiện bị tay, chân, miệng”.
Thấy Kem bị nổi nốt, chị dâ !important;u hét ầm lên rồi ngay lập tức xua con tránh xa Kem nhà em như tránh “ghẻ”. Người chị dâu mắng rằng: “Làm mẹ gì mà ở bẩn, để con gái nó bị chân tay miệng loét hết cả người. Còn không mau đưa đi khám. Đẻ con gái như thế có xấu hổ không?”.
Theo bá !important;c sĩ Khanh (Bệnh viện Nhi đồng 1), nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng không phải hoàn toàn do ở bẩn, căn nguyên là do virus ở hệ tiêu hóa. Loại virus này có tính lây lan cao trong môi trường nên những bé sống trong gia đình được giữ vệ sinh tương đối tốt vẫn có thể mắc phải. Vì những bé bị bệnh tay, chân, miệng ít có triệu chứng ban đầu nên dễ phát tán virus ra môi trường. Virus từ môi trường qua bàn tay của người lớn và trẻ con hoặc đồ chơi để vào cơ thể gây bệnh.
Bá !important;c sĩ Khanh cho biết: “Ban đầu trẻ có những nốt mọng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, chân nhưng nhiều gia đình không để ý hoặc chủ quan. Thường là đến khi có những nốt ở miệng, lở miệng do bóng nước vỡ ra gây đau và sốt cao thì mới biết là trẻ bị tay, chân, miệng”.
Khi trẻ bị mắc bệnh tay, châ !important;n, miệng cần có quá trình theo dõi kỹ lưỡng để đưa đến bệnh viện kịp thời. “Nếu trẻ sốt cao từ 2 ngày trở lên, bị giật mình khi ngủ, đi loạng choạng, chân tay yếu, run chi…cần đưa đến bác sĩ để thăm khám và cấp cứu”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.
Với bệnh châ !important;n, tay, miệng nếu khi có biến chứng mà không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong, trường hợp nặng có thể để lại di chứng ở não. Nếu không có tình trạng sốt cao hay các biến chứng thì thường từ 7-10 ngày sẽ khỏi. Đa số trẻ bị bệnh là dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 3 tuổi.
Cũng theo bá !important;c sĩ Khanh, vấn đề quan trọng nhất khi trẻ bị mắc chân, tay, miệng là ở miệng có thể bị lở do bóng nước trong miệng vỡ ra gây đau làm cho trẻ ăn được. Do vậy, phụ huynh phải làm sao để trẻ giảm đau và cho được thức ăn vào cơ thể.
&ldquo !important;Có thể chia bữa ăn nhỏ ra, ăn nhiều lần, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu. Tránh thức ăn nóng, cay gây đau”, bác sĩ Khanh khuyên.
Một số bá !important;c sĩ khác đưa ra lời khuyên, bệnh lây chủ yếu do tiếp xúc với dịch tiết từ miệng, phân, nước bọt của trẻ bệnh và có thể phát tán qua đường hô hấp khi trẻ bị bệnh ho. Cho nên, phụ huynh vẫn cần giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng hàng ngày. Ngoài ra, vệ sinh sàn nhà, đồ chơi thường xuyên.
Khi trẻ bị mắc bệnh tay, châ !important;n, miệng cần sự tư vấn kỹ từ bác sĩ chuyên khoa để có cách xử trí kịp thời, không nên tự tiện dùng thuốc.
Chia sẻ kinh nghiệm chăm só !important;c con bị tay chân miệng độ 2B và đã khỏi
Sự việc nà !important;y đã xảy ra cách đây 1 năm, khi con mình mới 6 tháng tuổi. Mỗi lần nghĩ lại, mình không khỏi hoảng sợ và lo lắng, mình đã muốn quên hẳn cái ký ức khi con bị bệnh tay chân miệng, để khỏi phải thần hồn nát thần tính mỗi lần thấy con hơi nóng đầu. Nhưng hôm nay mình vẫn quyết tâm dành hẳn 1 buổi tối ngồi viết bài này để chia sẻ kinh nghiệm & thực tế mình đã trải qua như là trách nhiệm mình cần phải làm với cộng đồng, cho các bố mẹ nhìn nhận đúng đắn hơn sự nguy hiểm của bệnh này để ko chủ quan nếu con bị bệnh.
Như mọi người đã !important; biết, bệnh tay chân miệng là một bệnh do virus gây ra, ở miền Bắc thường có 2 mùa cao điểm của dịch, từ tháng 4 cho tới tháng 7, và tháng 9 cho đến tháng 12. Triệu chứng thường là sốt theo cơn, sốt cao hay thấp tùy vào thể trạng của từng bé, kèm theo những mụn nước trên lòng bàn tay, đầu gối và vét loét ở miệng. Bệnh tay chân miệng thông thường ko có gì nguy hiểm vì sau khi sốt từ 5-7 ngày virus hết thì sẽ tự khỏi. Nhưng sẽ cần phải rất cẩn thận nếu xét nghiệm máu có virus EV71, vì loại virus này dễ gây biến chứng viêm cơ tim, viêm não, tỷ lệ tử vong và tàn tật rất cao.
Mì !important;nh sẽ kể lại câu chuyện của con mình, nếu các bố mẹ kiên nhẫn đọc hết thì sẽ thấy tiến trình phát triển của bệnh, phác đồ điều trị của bác sỹ, các loại thuốc bác sỹ đã dùng, và cuối cùng là các khuyến cáo mình nghĩ các bố mẹ cần phải lưu ý những gì.
Bé !important; nhà mình lúc đó 6 tháng tuổi. 5h chiều ngày đầu tiên bé sốt nhẹ trên dưới 38,5 độ, ban đầu mình nghĩ bé có thể sốt mọc răng. Sáng ngày thứ 2 mình đưa bé vào tự nguyện A của nhi TW khám, lúc đó chân bé có lên một loạt nốt ban nhỏ, dầy, mịn như nhung. Sau khi xét nghiệm máu ( âm tính với EV71) bác sỹ kết luận bé bị sốt phát ban và cho về. Đêm hôm đó bé vẫn sốt, có lúc sốt hơn 39 độ, mình rất lo lắng và đến chiều hôm sau ( tức là ngày thứ 3 ) mình quyết định mang bé vào Việt Pháp nằm nội trú vì sợ nhỡ sốt cao lên cơn do giật. Sáng ngày thứ 4, bác sỹ ở Việt Pháp yêu cầu con mình làm lại xét nghiệm máu, vì thấy một vết loét nhỏ ở miệng và bé ko chịu ăn. Lúc đó kết quả virus EV71 là dương tính. Bác sỹ giải thích cho mình rằng, nhiều khi phải sau sốt 72 tiếng xét nghiệm virus dòng EV mới chuẩn. Mình lập tức yêu cầu chuyển viện quay lại tự nguyện A của nhi TW nằm, vì mình sợ nếu bị nặng hơn bác sỹ ở Việt Pháp ko đủ khả năng cấp cứu. Sau khi quay lại tự nguyện A, họ có làm thêm xét nghiệm PCR lấy dịch ngoáy họng nhưng sau 2 lần lấy dịch ngoáy họng vẫn là âm tính. 3 ngày nằm ở tự nguyện A, con mình ko hề hạ được sốt, cứ trung bình 4 tiếng phải cho uống một liều hạ sốt,mà có hạ cũng chỉ xuống đến 38,5 hoặc 38,7 độ sau đó lại vọt lên gần 40 độ, Nhiều khi cứ 2 tiếng một lần y tá phải cho con mình uống xen kẽ thêm cả Ibrufen lẫn Efferegan để hạ sốt. Ngoài ra bác sỹ cũng cho dùng thêm kháng sinh Aumentin để tránh bội nhiễm. Đến chiều ngày thứ 6 sau sốt thấy tình trạng của bé xấu đi, sốt cao liên tục, có dấu hiệu giật mình, bác sỹ ở tự nguyện A quyết định chuyển con mình sang hồi sức tích cực. Thú thực lúc nghe bác sỹ nói con mình phải chuyển sang hồi sức tích cực, mình đã suýt ngất xỉu, vì mình quá hiểu phải vào đến khoa đó thì ít bé lành lặn đi ra.
Khi và !important;o hồi sức tích cực, tuy rằng con mình vẫn tỉnh táo nhưng các bác sỹ lập tức cho đặt trước mọi thiết bị theo dõi nhịp tim, huyết áp, oxy máu, động mạch tĩnh mạch , nhìn quanh người con gắn toàn dây dợ mà mình cảm giác muốn đổ sụp. Bác sỹ cho truyền Globulin là một loại huyết thanh để tăng sức đề kháng giúp cơ thể chiến đầu với virus. Đêm đầu tiên vào hồi sức tích cực ( tức là ngày thứ 7 sau sốt ) thực sự là một đêm kinh hoàng mình chỉ muốn quyên đi. Con sốt ko cách nào hạ xuống nổi, cứ gần 40 độ suốt một đêm, lúc đó nhịp tim tăng rất cao gần 150, oxy máu xuống chỉ còn 80% phải hỗ trợ thở oxy. Bác sỹ làm đủ xét nghiệm cấy máu, chụp X-quang tim phổi. Nếu tình hình đến sáng ko khả quan họ sẽ phải lọc máu. Thật may mắn đến gần 4h sáng sau khi truyền 4 ống huyết thanh globulin và các biện pháp hạ sốt chườm ấm và 2 cái quạt thổi ấm chuyên dụng con mình đã hạ được sốt xuống 37,5 độ . Sáng hôm sau bé có sốt lên 39 độ nhưng uống thuốc là hạ sốt được. Cơn nguy kịch đã qua, bé nằm thêm 2 ngày để hết hẳn sốt thì được ra viện – lành lặn một cách may mắn…..
4 ngà !important;y con nằm trong hồi sức tích cực là một ký ức cứ mỗi lần nghĩ đến mình lại khóc. Con mình là đứa bé duy nhất khóc trong khoa hồi sức tích cực, nó khóc mỗi khi tỉnh dậy, nó khóc mỗi khi thấy bác sỹ hay y tá vào phòng. Bác sỹ nói may mắn là nó còn khóc được. Ở khoa đó ko có tiếng trẻ con khóc, lúc nào cũng im như tờ, chỉ có tiếng tít tít của các loại máy móc theo dõi chỉ số sinh tồn, chỉ có tiếng bước chân nhanh của bác sỹ mỗi khi một máy nào đó rú lên báo động, chỉ có tiếng khóc thảm thiết của người nhà những em bé mới ra đi, mà hầu như ngày nào cũng có em bé ra đi ở khoa đấy. Mình đã nhìn thấy nằm trong khoa gần chục trường hợp các bé bị tay chân miệng nhưng ko may mắn như con mình do phát hiện bệnh muộn, do bố mẹ chủ quan, do điều trị ko tích cực nên để lại di chứng nặng nề. Có bé thì liệt cơ nuốt, có bé thì ko cai nổi máy thở, rút máy thở ra là chết, bé thì sống thực vật hoàn toàn…..Y tá nói rằng mỗi mùa tay chân miệng phải vào khoa hồi sức tích cực thì nhiều, nhưng đi ra lành lặn như con mình là sốt rất ít, chỉ chiếm dưới 10%. Trộm vía con….
Sau đâ !important;y là những điều lưu ý với các bố mẹ khi con bị chân tay miệng rút từ kinh nghiệm của mình
1. Nếu bé !important; sốt cao theo cơn kèm bỏ ăn, lập tức phải nghĩ đến ngay bệnh tay chân miệng. Kể cả trước đó đã làm xét nghiệm máu hay khám rồi, vì đôi khi phải sốt sau 72 tiếng xét nghiệm Ev71 mới chuẩn.
2. Nếu đã !important; xác định bé bị tay chân miệng kèm theo có virus EV71 thì lúc nào cũng phải có người thay phiên theo dõi từng biểu hiện của bé, ko được phép ngủ. Nhất là những trẻ dưới 1 tuổi thì có khi chỉ sau vài tiếng đồng hồ tình hình bệnh có thể đã xấu đi rất nhanh vì sức đề kháng của bé còn rất kém, ko bao giờ được chủ quan. Phải cặp nhiệt độ liên tục trước và sau khi uống thuốc, xem nhiệt độ lúc cao nhất và lúc hạ sốt rồi còn bao nhiêu. Nên ghi ra giấy thời gian uống thuốc, cơn sốt / nhiệt độ của bé. Nên dùng nhiệt kế thủy ngân là chính xác nhất.
3. Nếu bé !important; có dấu hiệu giật mình khi ngủ, hay giật mình thảng thốt lúc tỉnh lập tức phải thông báo ngay cho bác sỹ. Nếu trong vòng 30 phút có 2 lần giật mình thì đó là dấu hiệu bệnh có thể nặng lên, phải hết sức đề phòng và ghi ra giấy thời gian bé giật mình, cho bác sỹ xem chi tiết để bác sỹ có quyết định đúng nên làm gì tiếp theo. Hoặc nếu bạn cảm thấy thể trạng con yếu đi rõ rệt, cũng phải miêu tả chi tiết cho bác sỹ.
4. Bạn nê !important;n nhớ một điều rất quan trọng sau đây : Bác sỹ là người khám triệu chứng lâm sàng, đưa ra phác đồ dùng thuốc, nhưng bác sỹ chỉ nhìn thấy con bạn 5 phút mỗi ngày. Chính bố mẹ & người chăm sóc trẻ mới là người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc miêu tả bệnh chi tiết giúp bác sỹ đưa ra những quyết định kịp thời. Mỗi ngày bác sỹ có hàng chục bệnh nhân nội trú phải phụ trách, hàng trăm bệnh nhân ngoại trú phải khám, nếu bạn ko liên tục thông báo bệnh tình con thì họ sẽ bỏ qua rất nhiều chi tiết bệnh. Khi con mình nằm viện, mình và chồng gần như thức trắng cả tuần, thay nhau chợp mắt chứ ko dám ngủ, lúc nào cũng phải quan sát từng biểu hiện của con. Mình đã suốt ngày sùng sục đi tìm bác sỹ để hỏi han thông tin, thông báo bệnh tình của con đến nỗi lắm lúc làm bác sỹ phát cáu ( may mà tự nguyện A nên bác sỹ thái độ cũng nhẹ nhàng hơn ). Nhưng đến giờ nghĩ lại mình thấy đúng là ko hối hận vì cái bệnh lo lắng thái quá của mình. Lúc thấy con bắt đầu có dấu hiệu giật mình, gần như cứ 30 phút, 1 tiếng mình lại chạy ra thúc bác sỹ vào xem cho con. Họ thấy con mình vẫn còn quá bé, thể trạng yếu, lại có nguy cơ bệnh nặng lên nên ko ngần ngừ chuyển ngay con sang hồi sức tích cực. Vào đến khoa hồi sức tích cực thì mới thấy y tá, bác sỹ giỏi, thăm khám liên tục, thiết bị chuyên dụng cho cấp cứu đầy đủ hơn hẳn những khoa nội trú thường.
Đến giờ con đã !important; 18 tháng, phát triển chiều cao câng nặng, trí tuệ rất bình thường. Mỗi lần nhìn ngắm con, mới thấy gia đình mình may mắn biết nhường nào, vì qua một cơn bạo bệnh mà con vẫn lành lặn nguyên vẹn. Từ sau đợt đó, con còn ốm rất nhiều trận kinh khủng nữa, mình vẫn ko từ bỏ được cái tính cẩn thận thái quá, lo lắng thái quá, như gia đình mình vẫn bảo. Chỉ cần con hu hi, nóng đầu, hắt hơi là mình lập tức mang khám bác sỹ, sốt 2 ngày là phải đi thử máu, sốt cao trên 39 độ là nhập viện luôn. Chồng mình và ông bà nhiều khi xót cháu nên cứ rên rỉ kêu mẹ gì chả thương con, hơi tý mang đi cho bác sỹ lấy máu chọc ngoáy, nhưng thực tế đã chứng minh sự cẩn thận với sức khỏe của con ko bao giờ thừa. Nếu mình ko ” thái quá ” như thế, chắc bây giờ con mình ko còn lành lặn thế này. Hi vọng sau khi đọc bài viết của mình, các bố mẹ sẽ cẩn thận hơn chăm sóc cho con khi mùa tay chân miệng đang đến.