Gợi Ý Một Vài Mẹo Nhỏ Giúp Bé Khỏi Sốt Ngay
0SHARES
READ NEXT
Sốt là một hiện tượng phổ biến ở trẻ em. Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể để chống chọi lại với nhiều loại bệnh, đặc biệt là nhiễm trùng. Đa phần sốt không quá nguy hiểm nếu được chữa trị đúng cách và kịp thời.
Để biết cách điều trị khi bé bị sốt, mời các bậc cha mẹ tham khảo các thông tin dưới đây:
1. Dấu Hiệu Bé Bị Sốt
Thân nhiệt bình thường của trẻ nhỏ dao động từ 36,5 đến 37,5 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể của bé tăng lên 38 độ C thì có nghĩa là bé bị sốt. Bên cạnh nhiệt độ tăng cao, bé cũng có thể có các biểu hiện sau khi bị sốt.
- Bé mệt mỏi, người nóng.
- Bé cáu kỉnh, quấy khóc.
- Bé buồn ngủ hơn bình thường.
- Bé nôn mửa.
- Bé run rẩy.
Đối với bé dưới 3 tháng tuổi thì mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ khi nhiệt độ cơ thể đo được ở trực tràng từ 38 độ C trở lên.
2. Nguyên nhân bé bị sốt
Sốt là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể bé để chống chọi lại với bệnh tật. Nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt ở trẻ nhỏ là nhiễm virus. Sốt do vi khuẩn thường hiếm gặp hơn nhưng sẽ nghiêm trọng hơn.
– Sốt do viêm tai: Bé sốt cao, đau tai, bỏ ăn, quấy khóc, nghe không rõ. Ngoài ra bé cũng thường xuyên đưa tay vào tai, ngoáy hay kéo tai.
– Sốt do sởi: Bé sốt cao liên tục, xổ mũi, ho nhiều, mắt đỏ, và phát ban.
– Sốt xuất huyết: Bé sốt cao 3 ngày liên tục, da xuất hiện các chấm xuất huyết, chảy máu mũi, chảy máu chân răng…
– Sốt do cảm cúm: Bé sốt 2 đến 3 ngày, sổ mũi, đau họng, ho, chán ăn, mệt mỏi.
– Sốt do viêm phổi: Bé sốt cao, bỏ ăn, thở nhanh.
– Sốt phát ban: Bé sốt từ 3 đến 7 ngày sau đó nổi ban khắp người.
– Sốt do viêm màng não: Bé sốt kèm theo thóp phồng, cổ cứng, nôn mửa, ngủ li bì, nhạy cảm với ánh nắng.
Ngoài ra thân nhiệt bé cũng có thể tăng cao khi bé tiêm chủng hoặc mặc quá nhiều quần áo.
3. Cách Điều Trị Khi Bé Bị Sốt
Khi bé bị sốt, mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để điều trị đúng cách. Ngoài ra mẹ có thể thực hiện các phương pháp sau tại nhà để hạ sốt cho bé:
– Dùng thuốc hạ sốt: Khi bé bị sốt cao, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi cho bé uống thuốc mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng. Chú ý mẹ không nên cho bé dưới 3 tháng tuổi uống thuốc hạ sốt mà không có ý kiến của bác sĩ.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết nếu trẻ sốt 38,5 độ C trở lên, bố mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt như: paracetamol và ibuprofel. Tuy nhiên, bố mẹ không nên cho trẻ uống xen kẽ hai loại thuốc này vì liều lượng khác nhau.
– Uống đủ nước: Sốt cao sẽ khiến cơ thể bé bị mất nước. Vì vậy mẹ cần đảm bảo bé uống nhiều nước.
– Chườm ấm: Mẹ lấy khăn mềm nhúng vào nước ấm, vắt nhẹ. Sau đó mẹ dùng khăn lau hõm nách, bẹn và toàn thân cho bé.
– Tắm nước ấm: Tắm nước ấm cho bé cũng là một cách hiệu quả để giúp giảm thân nhiệt. Mẹ nên tắm cho bé trong phòng kín gió.
– Ăn uống đủ chất: Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng, mau chóng hồi phục sức khỏe. Khi bé bị sốt mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp.
4. Be Bị Sốt Đi Sốt Lại Phải Làm Gì ?
Trẻ bị sốt kéo dài, lâu ngày, tái đi tái lại nhiều lần liên tục nguyên nhân tại sao? Triệu chứng? hỗ trợ điều trị thế nào? Cần tránh những gì?
Trẻ bị sốt kéo dài, lâu ngày liên tục nguyên nhân tại sao?
Có nhiều nguyên nhâm làm cho bé bị sốt kéo dài. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng trẻ bị sốt dài ngày liên tục là do bé đã nhiễm các loại vi rút, vi khuẩn, siêu vi trùng hay vi trùng nào đó.
Các loại vi trùng, vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể non nớt của trẻ và gây bệnh cho trẻ. Và hiện tượng ban đầu của việc cơ thể bé bị vi khuẩn, vi trùng xâm nhập chính là triệu chứng sốt, sốt lâu ngày ở trẻ. Khi đó, các mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để biết rõ nguyên nhân gây bệnh và có cách hỗ trợ điều trị bệnh.
Triệu chứng trẻ bị sốt kéo dài, lâu ngày, tái đi tái lại nhiều lần liên tục?
Trong các giai đoạn chuyển mùa, sau khi tiêm phòng, khi trẻ bắt đầu mọc răng hay khi bé bị nhiễm vi khuẩn, vi trùng hoặc vi rút thì các mẹ thường thấy trẻ có triệu chứng nóng sốt.
Theo khoa học, sốt là phản ứng của cơ thế nhằm chống lại những tác nhân có hại (vi khuẩn, vi rút, siêu vi trùng. Khi thay đổi thời tiết hoặc do trẻ chơi quá sức hay trẻ được mặc quá ấm thì trẻ thường bị sốt nhẹ và sau hai, ba ngày trẻ sẽ hết nếu bé được chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp mẹ thấy bé yêu có thể bị nóng sốt dài ngày, sau hai, ba ngày thì giảm nhưng sau đó lại sốt tái đi tái lại nhiều lần liên tục làm các mẹ rất hoang mang, lo lắng.
Cách hỗ trợ điều trị khi bé bị sốt kéo dài dài ngày, kéo dài liên tục?
Cách xử lí khi trẻ bị sốt kéo dài ngày ở mức độ nhẹ
Khi thấy bé sốt các mẹ nên bỏ bớt áo trên cơ thể bé, mặc cho bé những chiếc áo mỏng, rộng, thoáng chuyển bé tới nơi thoáng mát nhưng không phải nơi gió lùa mạnh hay phòng lạnh mà nhiệt độ thấp lấy khăn ấm lau quanh cơ thể cho bé cho trẻ uống nhiều nước và cung cấp thêm dinh dưỡng cho bé. Nếu sau hai, ba ngày mà nhiệt độ cơ thể không giảm thì các mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt và đưa bé đi khám.
Cách xử lý khi trẻ bị sốt cao dài ngày
Khi thấy bé có hiện tượng sốt cao thì các mẹ nên thực hiện các bước xử lí như trên nhưng nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt sớm đồng thời thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ.
Nếu trẻ không bị co giật và sốt hai ngày vẫn không giảm thì các mẹ nên đưa bé đi khám để biết bệnh và cách hỗ trợ điều trị cho trẻ. Nếu trẻ bị sốt cao đồng thời kèm theo hiện tượng co giật thì mẹ nên đưa bé tới ngay bác sỹ để có cách hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không tốt cho bé.
Một số nguy cơ khi trẻ bị sốt kéo dài liên tục, tái đi tái lại nhiều lần?
Sốt nhiễm trùng: đây là một triệu chứng sốt thường thấy do các bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn, vi rút. Các bệnh này thường có biểu hiện ban đầu là sốt và sốt có thể kéo dài.
Nói chung sốt nhiễm trùng có thể nguy hiểm hoặc không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, sức đề kháng, trẻ đã được tiêm phòng đầy đủ chưa hoặc cơ địa của trẻ.
Nếu sốt do nhiễm vi khuẩn thì các mẹ có thể dùng kháng sinh. Còn nếu sốt do nhiễm vi rút thì có dùng kháng sinh cũng vô tác dụng.
Sốt do nhiễm siêu vi: biểu hiện của loại sốt này là sốt thường kéo dài, có thể tái đi tái lại. Trong trường hợp này có dùng thuốc hạ sốt thì sốt cũng không giảm hoặc có giảm cũng không đáng kể.
Cách phòng tránh cho trẻ bị sốt kéo dài ngày, liên tục thế nào?
- Để phòng tránh cho trẻ bi sốt, sốt dài ngày các mẹ nên chú ý:
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ;
- Luôn giữ ấm cho bé vào mùa đông hoặc mặc thoáng mát cho trẻ vào mùa hè;
- Giữ vệ sinh luôn sạch sẽ trong nhà, nhà bếp,nơi vệ sinh, đặc biệt trong ăn uống;
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với vùng có dịch;
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những nơi ô nhiễm như khói, thuốc lá, bụi bẩn;
- Đeo khẩu trang cho bé trước khi ra đường;
- Không để trẻ bị muỗi đốt và ngăn ngừa sự phát sinh lăng quăng tại nơi ở …
- Đặc biệt là dùng thuốc hạ sốt đúng cách đúng thuốc, đúng liều lượng, tránh lạm dụng thuốc hạ sốt).
Trên đây là những kinh nghiệm về Nguyên nhân? Một số loại vitamin cho bé bị sốt? Triệu chứng? Cách hỗ trợ điều trị thế nào? Cách phòng bệnh & cho trẻ bị sốt kéo dài, lâu ngày không khỏi, tái đi tái lại nhiều lần liên tục.
Hi vọng những thông tin trên sẽ có ích đối với các mẹ trong việc chăm sóc bé bị sốt nhà mình. Chúc các bé sớm khỏi sốt nhé!
5. Bé bị sốt không rõ nguyên nhân, mẹ nên làm gì?
Bé bị sốt không rõ nguyên nhân là hiện tượng thường gặp nhưng không dễ ứng phó. Trong các trường hợp này, bố mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi tình trạng của bé thường xuyên. Bởi vì sốt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nghiêm trọng.
Sau đây là các kiến thức, các bậc phụ huynh cần biết khi bé sốt không rõ nguyên nhân.
a. Cách nhận biết trẻ sốt
Sốt không phải là một loại bệnh mà là triệu chứng ban đầu báo hiệu bé đang bị ốm hoặc gặp vấn đề nào đó về sức khỏe.
Bình thường nhiệt độ cơ thể bé nằm trong khoảng từ 36,5 – 37,5 độ C. Khi nhiệt độ đo được ở nách bé vượt quá 37,5 độ C thì được gọi là sốt.
Tuy nhiên bố mẹ chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt khi nhiệt đọ tăng lên từ 38,5 – 39 độ C. Khi bị sốt, bé thường mệt mỏi, chán ăn, hay cáu gắt, quấy khóc.
b. Các nguyên nhân khiến trẻ bị sốt
Khi bé bị sốt, điều quan trọng nhất là mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến gây sốt ở trẻ nhỏ:
– Sốt do cảm cúm: Dấu hiệu bé sốt 2-3 ngày, sổ mũi hay nghẹt mũi, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn.
– Sốt do viêm tai: Dấu hiệu bé sốt cao, đau tai, bứt rứt, nghe không rõ, biếng ăn. Đối với bé chưa biết nói thì có thể có biểu hiện kéo tai hoặc cho tay vào tai.
– Sốt xuất huyết: Dấu hiệu bé sốt cao trong 3 ngày và trên da có chấm xuất huyết, hay chảy máu chân răng, chảy máu mũi.
– Sốt do sởi: Dấu hiệu bé sốt cao liên tục, sổ mũi, ho nhiều, mắt đỏ và đến ngày thứ tư da xuất hiện các vết ban sởi.
– Sốt do viêm phổi: Dấu hiệu bé sốt cao, thở khò khè, khó thở, ho, bỏ ăn. Khi bệnh nặng, môi và móng chân bé có thể bị tím tái.
– Sốt phát ban: Dấu hiệu bé sốt cao. Sau 3 đến 7 ngày hết sốt và bắt đầu phát ban.
– Sốt do viêm màng não: Dấu hiệu bé sốt kèm theo cổ cứng, thóp phồng, nôn mửa, mệt mỏi, ngủ li bì và nhạy cảm với ánh nắng.
– Sốt do nhiễm trùng máu: Dấu hiệu sốt cao liên tục, nhiễm trùng, bỏ ăn, nôn mửa, li bì, thở nhanh, có thể phát ban…
– Sốt do tiêm chủng: Một số bé có thể bị sốt sau khi tiêm một số loại vắc xin như vắc xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, vắc xin 5 trong 1…
– Sốt do mặc nhiều quần áo: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh chưa có khả năng điều hòa thân nhiệt nên bé có thể bị sốt khi mặc quá nhiều quần áo hoặc bị quấn quá chặt. Vì vậy bố mẹ cần chú ý mặc ấm vừa phải cho bé.
– Sốt do mọc răng: Khi mọc răng, bé cũng có thể bị sốt nhẹ kèm theo lợi sưng đỏ, khó ngủ, biếng ăn. Thường sốt không kéo dài.
c. Cách chăm sóc khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân
Khi bé bị sốt không rõ nguyên nhân, bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách. Sốt có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh nghiêm trọng vì vậy không nên chủ quan.
Ngoài ra ở nhà, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau để giúp bé hạ sốt:
– Uống nhiều nước: Mẹ nên cho bé uống đủ nước để bé không bị mất nước. Đối với bé vẫn bú mẹ nên tăng cữ bú để giúp bé tăng cường sức đề kháng.
– Mặc quần áo thoáng mát: Khi nhiệt độ cơ thể bé tăng cao, mẹ nên cởi bớt quần áo cho bé để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt giúp giảm sốt.
– Chườm mát: Mẹ chuẩn bị 5 khăn mềm, sạch và một chậu nước ấm có nhiệt độ giống nước tắm bé. Sau đó mẹ nhúng khăn vào chậu, vắt sạch rồi đặt 2 khăn vào hõm nách, 2 khăn ở bẹn, 1 khăn lau khắp người. Thay khăn sau 2 đến 3 phút. Khi nước nguội mẹ pha thêm nước nóng cho ấm. Mẹ ngưng lau mát cho bé khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C.
– Sử dụng thuốc hạ sốt: Khi bé sốt trên 39 độ C thì mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ cần cho bé uống thuốc đúng liều lượng và thời gian trong đơn hướng dẫn của bác sĩ.
d. Dấu hiệu nguy hiểm khi bé bị sốt không rõ nguyên nhân
Những dấu hiệu sau đây thể hiện bé đang trong tình trạng nguy hiểm vì vậy mẹ cần đưa bé đi khám càng nhanh càng tốt:
– Bé dưới 3 tháng tuổi sốt từ 38 độ C trở lên.
– Bé 3-6 tháng tuổi, sốt 38,3ºC hoặc cao hơn.
– Bé trên 6 tháng tuổi, sốt đến 39ºC.
– Bé bỏ ăn, mệt mỏi, tím tái, quấy khóc liên tục.
– Bé khó thở.
6. Trẻ sốt về đêm mẹ phải làm sao?
Trẻ sốt về đêm trong khi ban ngày lại khỏe mạnh là một hiện tượng mà nhiều mẹ nuôi con nhỏ rất hay gặp phải.
Đây cũng là vấn đề khiến nhiều mẹ hoang mang khi không biết con mình bị bệnh gì. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể kết luận về việc bé bị sốt ban đêm một cách chung chung, vì tình trạng sức khỏe của từng trẻ là không giống nhau.
a. Nguyên nhân trẻ sốt về đêm
Trẻ bị sốt về đêm không phải là một căn bệnh, đó có thể là triệu chứng của một hay nhiều bệnh lý nào đó, nói cách khác sốt còn biểu thị cho việc cơ thể bé đang chống chọi lại vi-rút, vi khuẩn xâm nhập để gây bệnh. Có thể kể đến một vài nguyên nhân khiến trẻ sốt về đêm như:
Trẻ sốt về đêm do đang nhiễm siêu vi gây ra sốt xuất huyết. Trẻ sốt về đêm do thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là khi giao mùa.
Cơ thể trẻ yếu ớt chưa kịp thích nghi với nhiệt độ thay đổi nóng lạnh liên tục, tạo điều kiện cho vi-rút, vi khuẩn tấn công gây bệnh.
Trẻ sốt về đêm do mẹ tắm cho bé sau khi con vui chơi mà vẫn chưa ráo mồ hôi, lý do là vì khi lỗ chân lông của bé đang giãn mà phải tiếp xúc với khí lạnh và nước thì trẻ dễ bị cảm lạnh khiến thân nhiệt tăng lên.
Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ mà bị sốt vào ban đêm có thể do sức đề kháng của bé còn yếu lại vô tình bị nhiễm lạnh, ngoài ra, việc bị vi khuẩn, vi-rút xâm nhập khi bé đang mệt mỏi thì cũng có thể khiến trẻ sốt về đêm.
Trẻ sốt về đêm có thể là do cơ thể bé đang chịu tác động xấu của các căn bệnh khá nguy hiểm đối với sức khỏe của bé như có khối u, uốn ván…
Đồng thời, nếu trẻ lỡ mắc các căn bệnh truyền nhiễm như sởi, phát ban, các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các căn bệnh liên quan tai- mũi- họng…thì đều có nguy cơ sốt về đêm.
b. Cách giúp bé hạ nhiệt khi trẻ sốt về đêm
Trước tiên, mẹ hãy đo nhiệt độ cho trẻ bằng nhiệt kế để xác định mức độ bị sốt của con một cách chính xác.
Nếu bé chỉ bị sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C) thì mẹ không cần cho con uống thuốc hạ sốt, mà có thể làm theo một số phương pháp dưới đây để giúp bé hạ nhiệt:
Nếu trẻ đang quấn nhiều chăn mền xung quanh thì mẹ nên cởi bỏ chúng ra bớt, đồng thời cho con mặc những bộ quần áo mới mát mẻ và thông thoáng hơn để giúp bé hạ nhiệt và cảm thấy dễ chịu hơn.
Lưu ý là mẹ không nên sợ con bị lạnh mà ủ ấm quá kĩ, vì làm như vậy sẽ khiến trẻ thấy nóng nực và nhiệt độ cơ thể bé thì cũng sẽ càng lúc càng cao hơn đấy.
Khi trẻ sốt về đêm, mẹ nên dùng khăn nhúng nước ấm để lau người cho con giúp con hạ sốt nhé.
Đồng thời, mẹ còn cũng có thể dùng khăn nhỏ thấm nước sau đó vắt kiệt để nhét vào dưới hai nách và bẹn của bé, nhằm giúp cơ thể trẻ bớt nóng hơn.
Trong khi đó, mẹ cũng không cần phải đắp khăn lên trán của con vì nó cũng không có nhiều tác dụng trong việc giảm sốt cho trẻ.
Trong trường hợp, chiều cao đêm quá cao hoặc quá cao (trên 38,5 độ C), họ có thể để có một paracetacon paraceton paracetamon bé với chất lượng vàng 10 – 15 ml / kg cân bằng. Sau đó, theo dõi nhiệt độ của việc theo dõi để thấy em bé bị thấp hoặc sốt.
Các trường học sau đây bị sốt, đêm sẽ diễn ra sau những ngày tiếp theo. Tuy nhiên, nếu trạng thái này quá dài, chúng ta không nên khởi tạo thư viện đã cho đúng.
Trẻ em trong đêm có nguy hiểm hoặc không còn phụ thuộc vào nhiệt độ em bé cũng như dấu vết sau đây.
Nếu bạn là một trong số đó thì nó không tốt như cái roi nhỏ, da đỏ, nhiệt độ nóng, nôn mửa, không co giật… thì nên cho thư viện trở thành cùng một lúc. Bạn đang quan tâm để được cần bạn cần phải được tốt cho sức khỏe địa phương và illence của nó nhé.