Khi nà !important;o trẻ được xem là bị sốt?
Để giải đáp cho câu hỏi làm gì khi trẻ bị sốt? Các bậc phụ huynh cần nắm rõ các dấu hiệu khi trẻ bị sốt.
Thân nhiệt tăng cao là cách cơ thể phản ứng trước sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh. Đối với trẻ khi nhiệt độ cơ thể từ 38°C thì đó là dấu hiệu trẻ bị sốt. Nếu nhiệt độ trẻ dưới 38°C thì chưa được xem là trẻ bị sốt vì thân nhiệt của trẻ thường có xu hướng cao hơn vào buổi chiều, giảm dần và thấp hơn vào buổi sáng. Một số nguyên nhân khác có thể làm thân nhiệt của trẻ tăng như thời tiết nắng nóng, trẻ mặc nhiều quần áo hoặc trẻ vừa tắm nước ấm.
Khi nào cần hạ sốt nhanh cho trẻ?
Thân nhiệt của trẻ bình thường dao động từ 36°C đến 37°C, theo đó sự thay đổi thân nhiệt tùy vào hoạt động của cơ thể và thời điểm, thời tiết trong ngày. Người già sẽ có thân nhiệt thấp hơn trẻ em.
Triệu chứng để hạ sốt nhanh cho trẻ gồm:
-Nhiệt độ ở nách là 37°C trở lên.
-Nhiệt độ ở miệng là 37,5°C trở lên.
-Nhiệt độ ở tai và thái dương là 38°C trở lên.
Mục tiêu chính của việc hạ sốt là giảm bớt đi sự khó chịu và người bệnh có thể nghỉ ngơi. Chữa trị sốt có thể cải thiện đi biểu hiện nhưng không thể rút ngắn đi hoặc kéo dài thời gian của người bệnh.
Xác định sốt do vi khuẩn hay sốt do virus
Xác định nguyên nhân gây ra cơn sốt sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bênh:
Sốt do virus là phản ứng của cơ thể với virus gây bệnh, một số bệnh gây sốt như: bệnh đường ruột, bệnh sởi, bệnh sốt xuất huyết,… Sốt virut có xu hướng giảm dần từ 3 ngày đến 7 ngày. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả với virus, vì vậy không được kê đơn.
Sốt do vi khuẩn là phản ứng của cơ thể với vi khuẩn gây bệnh, một số bệnh do vi khuẩn gây ra như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tai giữa,… Sốt do vi khuẩn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm khác. Thuốc kháng sinh có thể sử dụng trong trường hợp sốt do vi khuẩn, khi trẻ bị sốt cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.
Đo nhiệt độ cơ thể của trẻ
Hiện nay, ngoài thị trường có 3 loại nhiệt kế chính: nhiệt kế điện tử, nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế kỹ thuật số. Các bậc phụ huynh có thể sử dụng các loại nhiệt kế này để đo thân nhiệt của trẻ và xác định chính xác trẻ có bị sốt hay không.
Nên làm gì khi trẻ bị sốt?
-Cho bé uống nhiều nước, có thể sử dụng dung dịch muối đường Oresol thay cho nước để ngăn ngừa mất nước và bổ sung các chất điện giải cho trẻ.
-Cho bé nghỉ ngơi và sinh hoạt trong môi trường rộng rãi, thoáng mát.
-Lau người cho trẻ bằng nước ấm để ổn định thân nhiệt
-Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung canxi và vitamin C.
-Sử dụng các loại thuốc hạ sốt như: paracetamol, ibuprofen,… Trước khi sử dụng thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đối với trẻ hơn 2 tuổi liều dùng sẽ được kê trên bao bì. Nếu trẻ dưới 2 tuổi hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc sử dụng thuốc ibuprofen (thuốc phù hợp cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên).
Không nên làm gì khi bé bị sốt?
-Tuyệt đối không sử dụng thuốc Aspirin để hạ sốt cho bé, vì sẽ dẫn đến hội chứng Reye
-Không tắm và lau người trẻ bằng nước lạnh và cồn, vì nó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ.
-Không nên ủ ấm bé bằng chăn bông và quần áo dày khi bé đi ngủ.
-Không sử dụng thuốc trị cảm cúm và cảm lạnh với trẻ dưới 4 tuổi.
-Không tự ý sử dụng thuốc ở những lần bệnh trước nếu không có chị đỉnh của bác sĩ.
Thận trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ
Phần lớn trường hợp, tình trạng sốt ở trẻ không quá nghiêm trọng vì vậy bác sĩ có thể không khuyến nghị bất kỳ liệu pháp điều trị nào cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bé cảm thấy quá khó chịu, các chuyên gia có thể đưa ra khuyến nghị:
Chỉ định dùng thuốc không kê đơn
Đối với tình huống sốt quá cao hoặc cơ thể khó chịu, bác sĩ sẽ đề nghị bạn cho bé sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có tác dụng hạ sốt nhanh chóng, chẳng hạn như:
-Paracetamol
-Ibuprofen
-Decongestant
Khi sử dụng các loại thuốc hạ sốt trên, bạn sẽ cần lưu ý một số điều sau:
-Tuân thủ đúng hướng dẫn trên nhãn dán hoặc khuyến nghị từ bác sĩ.
-Không lạm dụng thuốc:
-Uống quá liều paracetamol, ibuprofen, hoặc Decongestant có nguy cơ gây tổn thương gan, thận hay thậm chí là tử vong. Hệ quả này tương tự với tình huống uống những loại thuốc trên liên tục trong thời gian dài.
-Lưu ý: Aspirin chỉ dành cho người từ 18 tuổi trở lên. Đối với trẻ nhỏ hơn, loại thuốc Nsaids này có nguy cơ dẫn đến hội chứng Reye.
Kê đơn thuốc theo toa
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt, bác sĩ có thể sẽ kê cho bé đơn thuốc kháng sinh, nếu xác định nguyên nhân gây sốt là do nhiễm khuẩn, ví dụ như viêm phổi hoặc viêm họng liên cầu khuẩn. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả đối với trường hợp sốt do nhiễm virut
Vì sao bạn cần cố gắng hạ sốt cho bé?
Sau khi đã biết làm gì khi bé bị sốt, một số bậc cha mẹ sẽ đặt vấn đề vì sao họ phải cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt? Trong khi thực tế, cơn sốt có thể tự biến mất mà không cần bất kỳ sự can thiệp y tế nào.
Theo nghiên cứu, cơ thể chúng ta chỉ có thể hoạt động hiệu quả nhất trong một phạm vi nhiệt độ cơ thể nhất định. Nhiệt độ bình thường của người khỏe mạnh thường thuộc khoảng 37ºC. Ngoài phạm vi này, các phản ứng sinh hóa của cơ thể không còn hoạt động tốt như cũ.
Do đó, duy trì ổn định nhiệt độ cơ thể cho trẻ ở mức tối ưu là điều cần thiết. Mặt khác, trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi dễ gặp nguy cơ co giật khi sốt, đặc biệt nếu gia đình có tiền sử về vấn đề này. Vì vậy, việc hạ sốt cho trẻ trong tình huống này lại càng đặc biệt quan trọng.
Thực tế ngoài việc kiểm soát thân nhiệt của trẻ bằng thuốc hạ sốt. Cha mẹ nên chú trọng hơn vào 2 yếu tố sau:
-Bổ sung nước và dinh dưỡng cho trẻ.
-Giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Trẻ bị sốt rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Trẻ nhỏ trong khoảng 6 tháng – 5 tuổi có nguy cơ bị co giật khi sốt và thường có những biểu hiện như: mất ý thức, tay chân run rẩy.
Đối với các bậc phụ huynh, co giật ở bé là tình trạng “báo động đỏ”. Tuy vậy thực tế, phần lớn trường hợp, các cơn co giật không gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ. Vậy bạn sẽ làm gì khi bé lên cơn co giật?
Khi bé lên cơn co giật do sốt, bạn nên:
-Đặt trẻ nằm nghiêng hoặc sấp trên mặt phẳng
-Loại bỏ bất kỳ vật sắc nhọn nào gần bé
-Nới lỏng quần áo, giúp trẻ dễ chịu hơn
-Ngăn ngừa bé tự gây thương tích cho chính mình
Bạn lưu ý khi co giật bé dễ cắn nhầm lưỡi nên có thể dùng muỗng inox để ngang miệng. Đừng cố gắng dùng bút hay vật gì dễ bể vì có thể gây nguy haị thêm cho bé.
Thông thường, các cơn co giật sẽ tự dừng lại mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào. Tuy nhiên, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt sau khi cơn co giật chấm dứt, nhằm xác định nguyên nhân gây sốt cũng như phương án điều trị kịp thời. Thêm vào đó, nếu bé bị co giật quá năm phút, bạn cần liên hệ với bệnh viện ngay lập tức.
Bị sốt nên làm gì và những sai lầm cần tránh
Nhiều người đặt câu hỏi “bị sốt nên làm gì?” nhưng vô tình mắc những sai lầm do không chú ý những việc làm tưởng chừng như vô hại, nhưng lại khiến cơn sốt trở nên dài hơn.
1. Tắm nước ấm, chườm khăn ấm
Chườm khăn ấm được xem là cách nhiều bố mẹ hiện nay sử dụng để giúp hạ sốt nhanh cho trẻ. Thực thế thì các tác nhân vật lý bên ngoài như lau người bằng cồn y tế, tắm nước ấm, chườm lạnh…không thể giảm sốt khi trẻ bị sốt.
Tuy nhiên chúng cũng giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái về tinh thân, dễ chịu hơn.
Nếu dùng thuốc hạ sốt cho trẻ trong vòng 3 ngày mà không có tác dụng, có thân nhiệt từ 40ºC trở lên thì vừa cho trẻ dùng thuốc và đưa trẻ đến viện ngay.
2. Kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau
Việc phối hợp nhiều loại thuốc với nhau có nguy cơ quá liều và gây tác dụng phụ nghiêm trọng, điển hình là loét dạ dày. Không tùy tiện phối hợp thuốc để hạ sốt nhanh cho trẻ, việc tự ý sử dụng thuốc không thông qua ý kiến bác sĩ có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ bị sốt do nhiễm trùng.
Trường hợp nếu ưu tiên thì cần hạ sốt cho trẻ nếu cảm thấy lo lắng hoang mang thì chỉ định dùng duy nhất là acetaminphen (paracetamol), nhưng cần lưu ý về số lượng, lần dùng và thời gian để tránh nguy cơ quá liều.