Bệnh tay, châ !important;n, miệng (TCM) là một bệnh ở người do virus đường ruột gây ra (Picornaviridae), bệnh thường gặp ở trẻ em.
1. Đặc tính:
- Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng, một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
- Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay - Chân - Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông.
2. Các triệu chứng của bệnh tay - chân - miệng bao gồm:
- Sốt; nhức đầu; ói mửa; mệt mỏi; khó chịu; đau lan lỗ tai; đau họng; thương tổn đau rát ở răng và miệng; phát ban không ngứa toàn thân, kèm theo đó là nhiều nốt mụn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân; loét miệng; mụn lở và rộp da trên xuất hiện trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; biếng ăn; tiêu chảy.
- Thời kỳ ủ bệnh thường là 3-7 ngày.
- Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh tay - chân - miệng do một nhóm virus gây nên (nhóm Enterovirus).
- Bệnh Tay-Chân-Miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả người trưởng thành. Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh.
3. Cách phòng bệnh:
- Hiện nay chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu cho bệnh tay-chân - miệng tuy nhiên biện pháp vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh.
- Những nơi bị nhiễm bệnh có thể được làm sạch trước tiên bằng nước xà phòng sau đó khử trùng bằng dung dịch chứa Cloramin. Tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn, vuốt ve, dùng chung dụng cụ…
- Bệnh dịch thường bùng phát dịch trong nhà trẻ thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu và thường đồng thời với hiện tượng tăng các trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng. Không có biện pháp cụ thể nào đảm bảo chắc chắn giảm thiểu các trường hợp mới mắc nếu dịch bùng phát trong nhà trẻ, trường học, tuy nhiên những biện pháp sau đây thường được khuyến cáo:
- Rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh; che miệng khi ho và hắt hơi; vệ sinh đồ chơi; cho nghỉ tại nhà những trẻ biểu hiện sốt và có biểu hiện loét miệng hoặc trẻ có nước bọt nhiều.