Nguyê !important;n nhân táo bón
Táo bón thường bắt nguồn từ một chế độ ăn không đủ nước và chất xơ, đây là những chất cần thiết giúp cho nhu động ruột được dễ dàng. Chính vì thế, những trẻ ăn nhiều đồ ăn sẵn, phomat, bánh mì, thịt thường dễ bị táo bón hơn. Trong khi đó, chế độ ăn giàu hoa quả, rau củ và ngũ cốc thô giúp cho phân khỏi bị cứng và khô. Một số loại thuốc như thuốc chống suy nhược, thuốc bổ sung sắt cũng gây ra tình trạng táo bón.
Ở trẻ bú mẹ, táo bón gặp khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức hoặc từ thức ăn dặm sang thức ăn rắn. Trẻ lớn hơn, việc thay đổi thói quen đại tiện sang việc ngồi bô hoặc bồn cầu, nhất là khi chúng chưa sẵn sàng với việc này gây ra tình trạng tương tự.
Một số trẻ em không chịu ngồi bô hoặc bồn cầu, ngay cả khi chúng buồn đi đại tiện. Càng nhịn như vậy, càng làm cho những cơn buồn đi vệ sinh lần sau trở nên khó khăn hơn.
Stress cũng gây ra táo bón. Thật sự là trẻ em có thể bị táo bón khi chúng đang lo lắng về một việc gì đó. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tâm trạng lo lắng có thể gây ra rối loạn nhu động ruột, từ đó gây ra táo bón và kể cả tiêu chảy.
Tình trạng táo bón còn có nguyên nhân từ hội chứng ruột kích thích. Hội chứng này xảy ra khi trẻ bị stress hoặc ăn những thức ăn dễ gây kích thích như nhiều dầu, mỡ và gia vị. Trẻ mắc hội chứng ruột kích thích vừa có thể táo bón, vừa có thể tiêu chảy, kèm theo đau và trướng bụng.
Chỉ trong một số ít trường hợp, chứng táo bón là dấu hiệu của một bệnh lý thực sự. Cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ khi tình trạng này kéo dài từ 2-3 tuần mà các biện pháp điều trị thông thường không cải thiện.
Trên thực tế, 90-95% trường hợp táo bón gặp ở trẻ em là táo bón chức năng. Táo bón chức năng thường không tìm thấy những bất thường đường tiêu hóa, không có tổn thương thực thể. Những nguyên nhân chủ yếu gây nên táo bón ở trẻ em do: Chế độ ăn ít chất xơ, uống không đủ nước, lười vận động, trẻ không chịu đi tiêu. Khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện hay khi sử dụng sữa công thức không phù hợp, táo bón cũng có thể xảy ra đối với cả trẻ sơ sinh.
Cần là !important;m gì khi trẻ bị táo bón?
Khi bé !important; bị táo bón, cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc điều trị cho bé, cụ thể:
Tăng cường bổ sung chất xơ tự nhiên: Khoảng 10-15g chất xơ trong chế độ ăn là tốt với tình trạng táo bón của trẻ. Bổ sung chất xơ cho con bằng chế độ ăn nhiều rau quả, các loại hạt đậu hay ngũ cốc nguyên cám hoặc các loại nước ép rau quả.
Uống nước thường xuyên: Trẻ cần cung cấp đầy đủ chất lỏng mỗi ngày. Trẻ thường không thích nước lọc, do đó sữa, nước ép trái cây có thể là những lựa chọn thay thế thích hợp.
Rèn luyện thói quen đi vệ sinh: Khuyến khích và rèn luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh khoảng 5-10 phút sau mỗi bữa ăn. Điều này giúp lấy lại phản xạ đi tiêu cho trẻ, hoàn toàn có lợi cho sức khỏe tiêu hóa của trẻ.
Tăng cường vận động: Vận động cơ thể cũng giúp cho vận động ruột trơn tru và hiệu quả. Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ có thể áp dụng những bài tập nhẹ nhàng: Đặt con ở tư thế nằm, giữ chân co đầu gối và nhẹ nhàng di chuyển chân của bé như đang đạp xe.
Kết hợp việc bổ sung chất xơ, bổ sung nước với việc tập thói quen vận động, thói quen đi vệ sinh là cách đơn giản, an toàn và hiệu quả để điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chỉ cần các mẹ nhớ theo dõi sinh hoạt của con và giúp con điều chỉnh theo những biện pháp trên thì mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm rằng, táo bón không thể gây ra phiền toái cho trẻ nữa.
Khi trẻ có biểu hiện táo bón thường xuyên hoặc kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa. Đối với nguyên nhân do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa, bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp. Đối với các nguyên nhân khác như do chế độ ăn uống chưa phù hợp, tâm lý, dùng thuốc, cha mẹ cần phải thay đổi cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cũng như hướng dẫn trẻ có thói quen đại tiện đúng giờ, không vội vàng đi không hết phân hoặc ngồi bô quá lâu, khi muốn đi đại tiện không nên sợ bẩn hoặc ngại không xin phép cô giáo đi vệ sinh,...