Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non tức là dạy cho bé tự ý thức được những việc mình nên làm mà không cần sự nhắc nhở từ cha mẹ.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non từ sớm sẽ giúp các con phát triển các thói quen tốt, tạo cơ hội "thực tế" hàng ngày để bé thực hành các kỹ năng vận động tốt hơn. Đây cũng là cách dạy cho các bé thói quen biết chịu trách nhiệm với chính bản thân mình và với người khác.
Bằng cách dạy cho trẻ cách tự làm việc sẽ độc lập hơn, từ đó tự tin vào chính bản thân mình.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần nhận thức rõ được việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nghĩa là phải thực hiện đồng thời giữa hành động và nhận thức. Giải thích cụ thể ra tức là bên cạnh những hành động mà cha mẹ dạy, bé thực hiện được, bé cần phải nhận thức được việc tại sao mình nên làm như vậy? Và những tình huống tiếp theo tương tự xảy ra trong cuộc sống bé phải tự mình nhận thức và làm được mà không cần sự thúc đẩy từ phía người lớn.
Ví dụ, ở độ tuổi mầm non, trẻ đã bắt đầu cần được dạy kỹ năng "Cảm ơn", "Chào hỏi", "Xin lỗi" người khác. Những lần đầu tiên, cha mẹ hãy hướng dẫn cho con cách "Cảm ơn", "Chào hỏi", "Xin lỗi" nhưng đừng quên giải thích cho bé tại sao con phải làm như thế? Giải thích một cách nhẹ nhàng, chậm rãi chắc chắn bé sẽ tiếp thu rất nhanh.
Nếu trong những lần tiếp theo khi gặp một ai đó, bé tự giác "Chào hỏi" hoặc "Xin lỗi" khi làm sai việc gì đó mà không cần mẹ nhắc "Chào bác đi con!", "Xin lỗi bác đi con". Như vậy là việc cha mẹ dạy kỹ năng giao tiếp mở đầu cho trẻ đã thành công.
Vậy những kỹ năng sống cơ bản nào mẹ nên dạy cho trẻ mầm non?
Dưới đây là danh sách 25 kỹ năng sống được các chuyên gia giáo dục nhi đồng nghiên cứu vào đề cập đến với mong muốn các bậc phụ huynh có thể áp dụng đối với trẻ mầm non.
Với những kỹ năng này mẹ có thể dạy cho bé bắt đầu từ 4 hoặc 7 tháng tuổi (trẻ mới biết đi đến tuổi đi học mẫu giáo) và mẹ sẽ phải ngạc nhiên với những gì mà bé tiếp thu được ở thời điểm này.