Trẻ ương bướng, vòi vĩnh và thích làm theo ý trẻ,... Liệu những tính cách này có đi theo trẻ khi trẻ lớn? Thực tế, trẻ sẽ thành người tốt hay người không tốt phụ thuộc vào những hành động bạn làm và cách bạn dạy trẻ.
Theo những thống kê gần đây cho thấy: Các bé ở những độ tuổi nhạy cảm sẽ bị ảnh hưởng nhiều và sâu sắc với các hành vi xấu, ứng xử không tốt từ những người xung quanh, bạn bè và đặc biệt là cha mẹ của trẻ.
Những độ tuổi nhạy cảm ở trẻ là từ 1 đến 5 tuổi và từ 20-15 tuổi (đối với bé gái là 8 đến 16 tuổi). Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để giúp cho trẻ, đặc biệt là trẻ ở những độ tuổi này học điều tốt, làm gương mẫu và dạy dỗ bé về nhân nghĩa trong độ tuổi này để bé trở thành một người tốt.
Những điều giúp trẻ trở thành người tốt
1. Trẻ thích bắt chước những gì cha mẹ làm
Bắt chước người khác là cách mà trẻ học về hầu hết mọi thứ trong cuộc sống. Vì thế, nếu bạn muốn con bạn làm điều gì đúng, bạn hãy làm mẫu cho trẻ.
Một báo cáo gần đây của Viện Hàn Lâm Nhi khoa Mỹ cho thấy: Nếu cha mẹ làm sai như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, sử dụng điện thoại trong lúc ăn thì những bé lớn lên thường là những người hay vi phạm luật giao thông và làm việc kém tập trung.
Ví dụ như khi dạy trẻ nhai thức ăn (chewing) thì bạn làm động tác nhai để bé biết cách nhai như thế nào và cho bé miếng thức ăn để bé nhai và nói: Con có muốn nhai thử không nào?
2. Cho bé biết điều bạn cảm thấy
Cha mẹ nên cho bé biết rằng bạn cảm thấy như thế nào khi trẻ làm một hành vi nào đó không đúng.
Ví dụ, bạn nói là bạn không thích bé nhảy vào người bạn như vậy, nó không an toàn vì điều này có thể làm đau con và cả bố. Như vậy, trẻ sẽ học được điều nên làm khi biết phản ứng rõ ràng của bạn.
3. Giúp trẻ làm điều tốt
Trẻ đôi lúc sẽ làm những điều sai, thậm chí thường xuyên. Nhưng đó không phải vấn đề vì trẻ chỉ đang học. Và nhiệm vụ của bạn là giúp bé hiểu và làm điều đúng hơn là la mắng trách phạt bé.
Nguyên tắc: Cha mẹ nên khuyến khích bé làm 6 điều tốt mỗi ngày và khen bé sau mỗi khi bé làm những điều đó, điều này sẽ giúp trẻ hạn chế làm những việc không tốt.
4. Luôn cho trẻ biết là bạn luôn lắng nghe
Trẻ đôi lúc đòi hỏi theo ý muốn của bé chỉ vì là giai đọan này bé đang bộc lộ tính cách. Bé cần cha mẹ lắng nghe bé nói và những gì bé muốn bộc lộ. Xử lý tình huống khéo léo sẽ làm bé bình tĩnh hơn và ngoan hơn.
Ví dụ, bé hay đòi bế bé ra ngoài chơi. bạn hãy nói đơn giản với con là: Cha/ mẹ biết con muốn ra ngoài chơi, lắng nghe mong muốn của trẻ và giúp bé bình tĩnh thì bé sẽ quên hành động bướng đó.
5. Luôn giữ lời hứa với bé
Giữ lời hứa với bé là một trong những thứ quan trọng mà cha mẹ nên làm ngay khi bé còn nhỏ. Bởi vì bạn giữ lời hứa với bé sẽ giúp bé trở thành 1 người chân thật sau này.
|