Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết
Theo các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng rất dễ bị mắc bệnh đau mắt đỏ. Chính vì vậy, cha mẹ cần nắm được một số dấu hiệu và cách xử lý khi chẳng may con mình mắc phải bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin cần thiết về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em.
Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Trước khi tìm kiếm các thông tin khác, chúng ta cần nắm rõ khái niệm về căn bệnh này. Thực tế, bệnh đau mắt đỏ còn có tên gọi khác là viêm kết mạc mắt. Bệnh thường do các vi khuẩn, vi rút, nấm hay ký sinh trùng… gây ra làm tổn thương lớp màng mỏng của mắt.
Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Trẻ em thường mắc bệnh đau mắt đỏ vào mùa nắng nóng, mưa nhiều hay thời tiết ẩm thấp. Khi đó, cơ thể con người thường có sức đề kháng yếu cũng như môi trường nhiều khói bụi sẽ khiến bệnh dễ dàng bùng phát.
Bên cạnh đó, trẻ em cũng có thể bị đau mắt đỏ nếu thường có thói quen dụi mặt sau khi tiếp xúc với các đồ vật nhiều bụi bẩn. Vì thế, các bậc phụ huynh cần phải chú ý thường xuyên vệ sinh cơ thể đặc biệt là bàn tay cho bé.
Tác hại của bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ về cơ bản không quá nguy hiểm, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nhất định chúng cũng khiến người bệnh gặp phải một vài biến chứng nguy hại. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây ra những biến chứng về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi….
Ngoài ra nếu người bệnh để lâu thì sẽ gây sốt cao không hạ nhiệt, co giật thậm chí nặng hơn là tăng nhãn áp khiến trẻ bị mù lòa, giảm thị lực. Hiện nay, y học chưa có thuốc đặc trị bệnh đau mắt đỏ nên cách tốt nhất là cha mẹ cần phòng tránh để các bé không bị nhiễm bệnh.
Đau mắt đỏ có thể gây nhiều biến chứng khác nhau cho trẻ
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Các chuyên gia y tế nhận định, biểu hiện rõ nhất của bệnh đau mắt đỏ là lòng trắng chuyển sang màu đỏ, mắt có cảm giác cộm. Đặc biệt lúc bé ngủ dậy, 2 mi mắt thường dính ghèn màu vàng hoặc xanh lá cây.
Khi mắc bệnh, trẻ thường rất khó chịu và hay quấy khóc. Ngoài ra, bệnh đau mắt đỏ cũng có dấu hiệu sốt nhẹ, và nổi hạch…. Cha mẹ cần quan sát kỹ khi thấy mắt con có biểu hiện khác thường để phát hiện bệnh kịp thời.
Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào?
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ chủ yếu lây qua đường hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp qua tay – mắt. Nếu không chú ý đề phòng, loại bệnh này có thể lây lan rất nhanh. Vì thế, cha mẹ không nên cho con mình sử dụng chung khăn mặt, chậu rửa hay tiếp xúc với người mắc bệnh.
Cách chăm sóc trẻ khi bị đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ và cách điều trị thế nào là điều mà nhiều bậc làm cha mẹ lo lắng quan tâm. Nếu con bạn không may bị đau mắt đỏ thì hãy bình tĩnh chăm sóc trẻ theo hướng dẫn sau đây:
Người bị đau mắt đỏ cần chú ý chăm sóc như nào?
1. Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý
Khi trẻ mắc bệnh, bạn phải nghe theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ. Hiện tại chưa có thuốc đặc trị riêng cho bệnh này bạn có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt cho trẻ, mỗi ngày khoảng 7 lần. Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ bị bệnh cha mẹ cũng cần nhỏ 4 – 5 giọt mỗi ngày để phòng ngừa lây lan.
2. Lau mắt thường xuyên cho trẻ
Khi trẻ đau mắt đỏ, bạn cần chú ý lau gỉ mắt cho con ít nhất ngày 2 lần bằng khăn ấm. Sau khi lau xong phải giặt sạch khăn với nước sôi, phơi thật khô để tiêu diệt vi khuẩn.
3. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Trong thời gian trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ nên cho bé ăn nhiều rau củ để tăng sức đề kháng chống lại bệnh. Với trẻ chưa cai sữa, mẹ nên cho con bú càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, mẹ cũng cần ăn nhiều thực phẩm tăng sức đề kháng cho mình để qua đó bé thông qua việc bú sữa cũng sẽ tăng sức đề kháng.
Cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Bị đau mắt đỏ có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như việc học tập của bé khiến cha mẹ lo lắng. Để phòng ngừa căn bệnh này, các bậc phụ huynh nên tránh cho con mình tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ. Đồng thời phải luôn vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân cho bé.
Lưu ý: không cho trẻ sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, chậu rửa mặt, chén, thìa…. Cần hướng dẫn kỹ lưỡng cho trẻ cách rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn để bảo đảm an toàn sức khỏe cho mình.