Thấy được tầm quan trọng trong việc tạo tiền đề, cơ sở vững chắc cho trẻ mầm non chuyển sang giai đoạn mới đầy hào hứng, mong chờ không bỡ ngỡ trước sự mới lạ xung quanh. Nhận thức rõ nhu cầu của phụ huynh và đặc niềm tin vào trường mầm non, mong muốn nơi đây trang bị cho con em mình về kiến thức lẫn tinh thần để trẻ tự tin bứơc vào lớp 1.
- Để trang bị đầy đủ những kiến thức cho trẻ ở cuối bậc mầm non, giáo viên và phụ huynh cần dạy cho trẻ những gì phù hợp với trẻ có thể tự nhiên và toàn diện.
- Gần gũi, trò chuyện để trẻ mạnh dạn. Xác định lứa tuổi để cho trẻ biết trẻ là học sinh lớn nhất của trường. Từ đó có thể giúp trẻ có thái độ đúng đắn.
- Để các cháu 5- 6 tuổi bước vào lớp 1 thì việc giúp các cháu vững vàng có một tâm thế tốt giáo viên cần phải chú ý rèn luyện phát triển sau cho toàn diện. Đặc biệt là việc dậy nhận biết, phát âm và viết được các chữ cái
- Như chúng ta phải biết trẻ mẫu giáo là lứa tuổi khởi đầu làm quen với chữ viết là cho trẻ làm quen với chữ viết là cho trẻ làm quen với việc học đọc, học viết rất quan trọng đối với trẻ. Thông qua đó cho trẻ làm quen các kỹ năng ban đầu và tiếp tục đọc, viết, cách ngồi viết, cách cầm bút, mở sách....Luyện khả năng chú ý có chủ định, biết tập trung, lắng nghe, yêu cầu các kỹ năng: Nghe , nói, mở rộng vốn hiểu biết để hình thành 4 kỹ năng: Nghe , Nói , Đọc , Viết.
• Nghe :
+ Nghe hiểu giao tiếp thông thường
+ Nghe và làm theo lời chỉ dẫn
• Nói :
+ Khả năng phát âm to, rõ ràng
+ Trả lời được các câu hỏi thông thường
• Đọc:
+ Nhận biết hướng đọc
+ Đọc một cách rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lặp, đọc lí nhí, phát âm phải đúng chính xác
• Viết:
+ Nhận biết được hướng viết
+ Hiểu được mối quan hệ giữ lời nói và chữ viết
+ Nhận biết được chữ cái , từ
+ Phân biệt được sự giống nhau qua thị giác
+ Tư thế ngồi .
- Thông qua môn Làm Quen Văn Học: Trẻ được nghe, đọc truyện, được kể lại truyện, kể sáng tạo, kể theo mô hình, hình tượng, đóng kịch...Vừa phát triển ngôn ngữ mạch lạc vừa phát triển trí tưởng tượng phong phú.
- Thông qua môn Làm Quen Chữ Viết: Tạo môi trường cho trẻ bằng cách viết tên các đồ dùng cá nhân. Đối với trẻ, có thể chỉ là vẽ một vài nét nguyệch ngoạc trẻ sẽ thích thú bởi giấy, bút và kỹ năng viết của trẻ trước khi biết đọc, trẻ biết viết tên mình rồi nhận ra tên của bạn. Hình thành cho trẻ tính hiếu kỳ đối với ngôn ngữ viết.
- Tổ chức gợi ý cho trẻ tham gia vào hoạt động trực nhật lớp, biết thỏa thuận phân công trực nhật, có ý thức tự giác giúp đỡ nhau cùng thực hiện.
- Hình thành trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, tự mang giày dép, thay và xếp quần áo gọn gàng....Hình thành các kỹ năng, kỹ sảo đồng thời phát triển các tố chất mạnh, bền, khéo léo, và một thể lực để giúp trí tuệ trẻ phát triển tốt. Trước khi trẻ tham gia các hoạt động phải cho trẻ thảo luận, thoả thuận vai chơi, phân công thực hiện. Tạo điều kiện cho trẻ có khả năng hợp tác, biết chia sẻ để hình thành tính tập thể, phát triển ngôn ngữ
( Nói, luyện, phát âm, chọn loc từ thích hợp...)
- Các vị phụ huynh nên chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho trẻ ngồi quần áo, đồ dùng học tập..... và việc tạo cho trẻ một tâm lý sẵn sàng là rất quan trọng