Rất nhiều cha mẹ chúng ta đặt nền tảng sự thành công của con trẻ ở những điểm nổi trên bề mặt của tảng băng trôi. Thực tế, phần chìm của nền tảng thành công rất lớn vẫn chưa chạm tới.
Độ tuổi sơ sinh
Chúng ta thường nhìn vào cân nặng để đánh giá sự khỏe mạnh và thông minh của đứa trẻ. Hơn nữa, chúng ta thường dùng vẻ bề ngoài để so sánh và đánh giá 2 bé, ví dụ như bé này mập bé này ốm. Còn bề mặt chìm khác chúng ta ít nhận ra: Liệu trẻ có phát triển tốt về giao tiếp xã hội, sử dụng và học hỏi các kỹ năng vận động. Giá trị của cha mẹ trong các hoạt động giao tiếp, đọc sách và chơi cùng bé ở độ tuổi dưới 5 là vô cùng lớn cho các hoạt động phát triển thể chất và trí não. Sự thông minh (IQ) của trẻ có thể được ghi nhận khi trẻ tham gia các hoạt động giao tiếp cùng cha mẹ.
Đừng quá khư khư giữ trẻ. Cha mẹ nào cũng yêu trẻ, nhưng sẽ có những cha mẹ sẽ yêu trẻ theo cách này: Họ cho trẻ tự vận động bò trườn khi trẻ cần và chỉ bế khi thực sự cần thiết, họ dẫn trẻ ra công viên cho trẻ chơi vũng nước mưa, cho trẻ lăn lộn trên cỏ và xếp lâu đài cát. Bên trong, người cha mẹ đó đã lường trước hết mọi nguy hiểm cho trẻ, kể cả xà phòng rửa tay khi con chơi xong. Họ yêu thương bằng cách trao cho trẻ thế giới mà trẻ sẽ phải sống suốt những năm dài sau này.
Độ tuổi đến trường
Cha mẹ hay tìm đến các trường điểm/chuyên và cho con đi học thêm môn này môn kia, tìm thầy cô giỏi có tiếng học sinh nhiều, dạy luyện thi. Không thể phủ nhận sự lựa chọn 1 môi trường hoàn hảo là không mang lại lợi ích cho trẻ. Tuy nhiên, nằm sâu hơn là sự bao gồm của cha mẹ trong giáo dục của nhà trường. Bạn thật sự hỏi bản thân: Liệu bạn có bao gồm vai trò của bản thân bạn trong những điều này không?
Chọn trường mẫu giáo: Bạn có dẫn con vào lớp học vài lần để học cùng con hoặc dành 3-4 buổi nhìn con học qua cửa sổ để biết trẻ hoạt động như thế nào?
Bạn chọn trường mẫu giáo chất lượng cao thông qua 1 lời giới thiệu? khuôn viên trường? hay là bạn nói chuyện với giáo viên hoặc người phụ trách để hiểu về định hướng giáo dục của họ.
Độ tuổi đến trường: Bạn có bao giờ hỏi trẻ đại loại như: Tại sao môn học này không thú vị? Cô dạy không đủ hứng thú đối với con? Hay là bạn sẽ hỏi ngay: Tại sao con lại bị điểm kém nữa? Nếu cho tôi giải thích, tôi nói rằng: 2 câu hỏi này là hoàn toàn khác ý nghĩa. Câu hỏi "Tại sao môn học này không thú vị?" là bạn đang hướng con bạn vào 1 hệ qui chiếu khác, nơi đó con bạn không nằm trong qui chiếu này, con bạn sẽ dễ dàng trả lời bạn. Hơn hết, đó là cách bạn hiểu con bạn nhiều hơn. Tuy nhiên, câu hỏi "Tại sao con lại bị điểm kém?" vô tình bạn đẩy con bạn vào hệ qui chiếu, nó rất bị động, trẻ con khó có thể cho bạn biết nguyên nhân thật sự làm bé làm bài không tốt. Hiểu con theo cách để con tự do trình bày suy nghĩ là một cách tốt để biết vấn đề con nằm chỗ nào.
Liệu bạn có từng động viên con khi đứng "bét" lớp? Nhiều cha mẹ chọn cách "nhấn mạnh" thêm vào vị thế "bét lớp" này cho con trẻ, và kết thúc là 1 lịch học thêm dày đặc. Thay vì, bạn la mắng và lên kế hoạch giải quyết giúp trẻ; tại sao bạn không thử động viên trẻ làm tốt hơn? Để trẻ thay đổi, bạn cần phải hiểu nguyên nhân.
William James đã từng nói "Điều căn bản trong bản tính con người là nhu cầu được trân trọng". Trẻ con cần bạn hơn hết trong sự trân trọng trẻ. Đừng suy nghĩ thay trẻ, đừng cho là "trẻ con không biết gì", bạn hãy luôn cho trẻ không gian để quyết định và lựa chọn.
Nền tảng thành công
Điểm số cao hay thấp đôi lúc chỉ là công cụ cho bạn thấy trạng thái của bé có vấn đề hay không. Nó không phải là yếu tố quyết định thành công của trẻ. Quyết định thành công của trẻ nằm ở cách bạn thể hiện với trẻ và làm sao để trẻ bỏ qua mặc cảm và yêu thích công việc. Vai trò của bạn là rất lớn ở thành công con bạn.
Hơn nữa, cách con bạn học cách giao tiếp với bạn bè là một phần trong giáo dục cho sự thành công.
Bạn nghĩ Đại học dạy chúng ta điều gì? Bạn có từng ngạc nhiên: kiến thức chúng ta học ở giảng đường gần như không sử dụng gì khi bắt đầu công việc và luôn được đào tạo lại. Nhưng khi bạn đã làm việc thì kiến thức ĐH tự nhiên xuất hiện mặc dù khi còn ngồi giảng đường bạn "rớt" đến mấy lần. ĐH chỉ dạy chúng ta cách tìm hiểu vấn đề, cách suy nghĩ và lập luận nó có nghĩa, cách chúng ta làm việc nhóm và cách chúng ta xây dựng mối quan hệ xã hội, trước tiên là bạn bè ĐH. Khi những kĩ năng này hoàn thiện tốt, tự nhiên trẻ sẽ tự tìm được kiến thức, tự đánh giá đúng sai và tự tạo ra cái mới. Đó là nguyên lý của "bể học".
Những việc cha mẹ nên làm để trẻ thành công:
Đối với các bé dưới 5 tuổi, các hoạt động giao tiếp thông qua hoạt động vui chơi và đọc sách cho bé được cho là nhân tố quyết định sự thành công của trẻ khi lớn. Thay vì, chăm chăm vào việc ép ăn hoặc cân nặng, bạn cứ thả lỏng cơ thể, giúp trẻ phát triển giao tiếp và thể chất. Khi nhu cầu cơ thể cần năng lượng thì trẻ sẽ tự có nhu cầu cần bổ sung.
Những việc cha mẹ có thể làm: Cha mẹ dành thời gian đọc sách cho bé mỗi tối, cuối tuần dẫn bé về thăm ông bà để bé học hỏi về gia đình, hoặc dẫn bé đến công viên, viên bảo tàng... để trẻ tìm hiểu xã hội và tự nhiên.
Bao gồm vai trò của bản thân cha mẹ trong sự phát triển, học tập và mọi hoạt động của trẻ. Ví dụ, tìm hiểu sao con bị điểm kém, trò chuyện với trẻ khi trẻ đánh bạn trên trường, trò chuyện với thầy cô và giao tiếp tốt với bạn bè của trẻ. Tuy nhiên, bạn không giành lấy không gian và sự quyết định của trẻ mà để bản thân trẻ làm điều này. Vai trò của bạn rất lớn và quan trọng, nhưng chỉ đứng vai trò bên ngoài và luôn cho thấy sự tôn trọng và yêu thương của bạn dành cho trẻ.
Giúp trẻ phát triển mối quan hệ và giao tiếp xã hội. Bạn bè là môi trường kế tiếp, sau gia đình. Bạn nên là một phần trong xã hội này. Đừng cố ép trẻ tách rời nó vì bạn có cố làm vậy, cũng không thể. Nếu trẻ chơi với bạn xấu, bạn nên hỏi chuyện bé, đừng thể hiện "kì thị" hoặc "chia rõ ranh giới", hãy dần dần nói trẻ nghe về những việc làm không đúng, tôi tin mỗi đứa trẻ đếu sẽ có quyết định đúng nếu được cha mẹ hướng dẫn đúng.