Nếu đã từng yêu cầu con cái thu dọn bàn hoặc đồ chơi của chúng, chắc bạn biết đây là trận chiến rất gian nan.
Một đứa trẻ trong độ tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi) đã bắt đầu biết biểu hiện thái độ không thích và phản kháng yêu cầu của người lớn.
Điều này có thể làm bạn cảm thấy thay vì yêu cầu chúng làm thì chi bằng tự mình làm còn dễ hơn. Nhưng đây lại là thời điểm tốt để nuôi dưỡng thói quen tốt giúp đỡ người khác cho con.
Trẻ em từ 4 đến 5 tuổi đã biết giúp đỡ làm việc nhà rồi, ba mẹ phải tin tưởng con mình, để chúng phát huy sự tự tin. Trẻ em 4, 5 tuổi đã có đầy đủ khả năng làm việc phối hợp, độ nhạy bén và sự tập trung rất tốt để hoàn thành các công việc nhà đơn giản.
Cho dù chúng không thể hoàn toàn hiểu ý đồ của cha mẹ, đối với trẻ em mà nói thì làm công việc nhà cũng có rất nhiều lợi ích. Cha mẹ phải hoàn toàn tin tưởng con mình, để chúng phát huy tự tin một mình hoàn thành công việc nào đó. Đồng thời cũng phải giúp chúng hiểu rằng giúp đỡ người khác, là trách nhiệm và nghĩa vụ mà mỗi người nên làm.
Giúp trẻ cảm thấy được làm một số công việc nhà là một chuyện rất thú vị, nhưng muốn trẻ hình thành thói quen tốt thì lại không phải chuyện dễ dàng. Trẻ em trong giai đoạn độ tuổi này đều khao khát được người khác dựa dẫm. Vì vậy yêu cầu trẻ có thói quen tốt làm việc nhà cũng không phải là không thể.
10 cách giúp trẻ hình thành thói quen tốt làm việc nhà một cách nhẹ nhàng và dài lâu.
1.Để trẻ cảm thấy sự quan trọng của mình
Trẻ em trong giai đoạn này có nhu cầu khao khát được xem như người lớn, nói với chúng, công việc của chúng giúp ích được cho gia đình rất nhiều.
Vì vậy mà tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, để cả nhà cùng nhau chơi đùa.
2.Đưa ra quyền lợi lựa chọn cho trẻ
Đưa cho con bạn một danh sách tất cả các công việc nhà mà nó có thể làm, để nó tự mình chọn một hoặc hai công việc trong đó.
Điều này sẽ làm trẻ cảm thấy bản thân có quyền lợi lựa chọn và kiểm soát. Từ đó sẽ cam tâm tình nguyện làm công việc mà mình đã chọn.
3. Chi tiết hóa nhiệm vụ, rồi làm mẫu cho trẻ xem
Công việc chung chung như: thu dọn sạch sẽ phòng ngủ của con, có thể sẽ làm trẻ bối rối và làm hỏng tính tích cực của trẻ. Bạn hãy phân tích một nhiệm vụ thành nhiều bước nhỏ, ví dụ: đem đồ chơi bỏ vào trong thùng đồ chơi, đem sách đặt lên kệ sạch thật ngăn nắp, như vậy chúng sẽ hiểu chính xác yêu cầu của bạn. Ngoài ra, cha mẹ nên đích thân làm mẫu cho con, trả lời tất cả thắc mắc của trẻ cho đến khi trẻ có thể tự mình hoàn thành nhiệm vụ. Sự kiên nhẫn của cha mẹ là vô cùng quan trọng, cho dù nó quên mất một bước nào đó, cũng đừng phê bình trẻ, mà nên vui vẻ nhắc nhở trẻ cho đến khi trẻ nhớ ra thì thôi.
4.Quên chủ nghĩa hoàn hảo
Đối với trẻ ở độ tuổi này, tham gia tích cực so với kết quả còn quan trọng hơn. Nếu con bạn giặt giẻ lau chưa sạch lắm, lau bàn chưa đủ sáng bóng, đừng nên phê bình công việc của nó, phê bình sẽ làm mất lòng tự trọng của con, sẽ làm giảm bớt ý muốn hợp tác với người khác của nó. Nếu như yêu cầu của công việc nào đó, mỗi lần đều phải hoàn thành trọn vẹn hoàn hảo, vậy đó tuyệt đối không phải là một công việc thích hợp để trẻ em làm.
5.Cung cấp cho trẻ dụng cụ thích hợp
Nếu như bạn muốn con bạn giúp bạn dọn chén bát, vậy thì, chỉ cần để nó giúp bạn mang thức ăn thừa vào bếp là được rồi,
6.Làm tấm gương tốt cho trẻ
Cha mẹ tuyệt đối không nên ở trước mặt trẻ than phiền rằng làm việc nhà nhiều thứ vụn vặt và nhàm chán, điều này sẽ truyền đạt một thông tin cho trẻ là: làm việc nhà là một chuyện vô cùng đáng sợ. Cha mẹ nên cố gắng làm con ý thức được, giúp người lớn mau chóng làm xong những việc này, là có thể có nhiều thời gian hơn để chơi đùa cùng chúng.
7.Không bắt ép trẻ
Không nên sử dụng phương pháp bắt ép, nên để lại một quá trình ấm áp hoặc một chút thoải mái cho trẻ.
Ví dụ: Mẹ/ba có thể cho con chơi 10 phút, chơi hết 10 phút, con phải lập tức đi thu dọn bàn học của con.
8.Khen thưởng hợp lý
Biểu dương và khen thưởng mang lại lợi ích rất to lớn đối với việc hình thành thói quen tốt cho trẻ, mà một sách lược hiệu quả khác, chính là thiết lập một kế hoạch hợp lý cho trẻ.
Liệt kê mỗi bước làm trong nhiệm vụ mà trẻ phải hoàn thành vào một bảng kê, mỗi lần chúng thuận lợi hoàn thành một bước trong đó, thì thưởng cho chúng một ngôi sao đỏ.
Khi chúng thuận lợi hoàn toàn một nhiệm vụ, thưởng cho chúng một phần thưởng hợp lý mà chúng muốn có.
9.Sắp xếp hợp lý toàn bộ nhiệm vụ
Đối với trẻ em chưa đến tuổi đi học, làm đi làm lại một chuyện nào đó sẽ làm trẻ cảm thấy nhàm chán. Vì vậy nên liên tục thay đổi nội dung nhiệm vụ.
10. Cho trẻ có không gian phát triển
Một khi trẻ đã nắm được công việc được giao trước đó, thì nên đưa ra yêu cầu cao hơn với chúng, mở rộng phạm vi công việc của chúng.
Ví dụ, nó có thể thành thạo hoàn thành công việc phân loại quần áo trước khi cho vào giặt, vậy dưới sự chỉ đạo của bạn, nên dạy cho chúng biết làm sao để sử dụng máy giặt được rồi. Ba mẹ, con nhỏ cùng nhau làm việc, ngoài việc giúp nhà cửa trở nên sạch sẽ, mối quan hệ gia đình cũng thân thiết hơn!