Dịch Covid – 19 vẫn đang lan rộng, nhanh chóng và khiến đông đảo người dân hoang mang. Đặc biệt là những gia đình có con nhỏ. Vì vậy, để trẻ có nhận thức và cách sinh hoạt tốt hơn, bố mẹ nên dạy con đúng cách nhằm tránh những tình huống xấu xảy ra.
Nên nói chuyện với trẻ về dịch Covid – 19 như thế nào?
Covid – 19 đang diễn biến rất phức tạp, bố mẹ nên quan tâm và chăm sóc trẻ nhiều hơn
Dịch Covid – 19 đang xảy ra và có diễn biến lây lan phức tạp trong cộng đồng. Với những câu chuyện và tin tức liên quan đang tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng, bố mẹ nên chọn lọc những thông tin hữu ích để trò chuyện cùng con. Bởi trẻ chưa có đủ nhận thức và sự hiểu biết về Coronavirus. Nếu truyền tải sai, các con rất dễ hành động và có suy nghĩ lệch lạc.
Đối với trẻ nhỏ (khoảng 9 tuổi trở xuống)
Bố mẹ nên lựa chọn từ ngữ phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức của các con khi nói về Covid – 19. Ngoài ra, phụ huynh cần giải thích rõ quy trình, tình trạng bệnh phù hợp với cấp độ hiểu biết để bé yêu có thể tự bảo vệ bản thân tốt hơn.
Đối với trẻ bắt đầu có nhận thức (khoảng 10 tuổi trở lên)
Bé sẽ nghe lời và ngoan ngoãn hơn khi bố mẹ khuyên bảo nhẹ nhàng, từ tốn
Các bậc phụ huynh nên theo dõi và kiểm tra nguồn thông tin mà trẻ tiếp cận về dịch bệnh. Điều này để chắc chắn rằng đó là những bài viết, những video,… đáng tin cậy. Đồng thời, bố mẹ hãy trả lời các câu hỏi của trẻ một cách trung thực. Tuy nhiên không cần đi sâu vào chi tiết nếu không cần thiết.
Những kỹ năng sống bố mẹ cần dạy trẻ trong mùa dịch
Trước tình hình nguy hiểm của Covid – 19, bố mẹ nên tập cho trẻ những thói quen, những suy nghĩ tích cực để các con đi qua mùa dịch an toàn nhất.
Dạy cho trẻ nhận biết những triệu chứng của Covid – 19
Không chỉ ở người lớn, trẻ em cũng cần được biết những triệu chứng, dấu hiệu cụ thể của một người có khả năng nhiễm Coronavirus.
Ngày 1 – Ngày 3
Các bậc phụ huynh phải giữ bình tĩnh để chăm sóc trẻ tốt nhất
- Cơ thể xuất hiện triệu chứng giống với bệnh cảm thông thường
- Viêm họng nhẹ, hơi đau
- Không mệt mỏi, trán hơi ấm và vẫn ăn uống bình thường
Ngày thứ 4
- Cổ họng bắt đầu đau nhẹ, người nôn nao
- Có dấu hiệu khan tiếng
- Nhiệt độ cơ thể thất thường
- Đau đầu
- Chán ăn
- Trẻ bị tiêu chảy
Ngày 5
- Đau bụng, khan tiếng nhiều hơn
- Cơ thể bắt đầu nóng lên (nhiệt độ ở khoảng 36,5 ~ 36,7 độ C)
- Đau xương khớp
Ngày thứ 6
- Trẻ bị sốt nhẹ (trên 37 độ C)
- Ho khan hoặc ho có đờm
- Đau họng khi nói, ăn nuốt nước bọt hoặc khi nhai
- Buồn nôn, mệt mỏi
- Các con cảm thấy khó khăn trong việc hít thở
- Nôn ói hoặc tiêu chảy
Ngày 7
- Sốt cao hơn (nhiệt độ từ 37,5 ~ 38 độ C)
- Bé bị ho và có đờm nhiều
- Toàn thân trẻ đau nhức
- Tần suất khó thở tăng cao
- Tiếp tục tiêu chảy và nôn ói
Ngày thứ 8
Trong trường hợp trẻ khó thở nghiêm trọng, bố mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời
- Sốt trên 38 độ C
- Khó thở và cảm thấy lồng ngực bị đè nặng
- Ho có nhiều đờm, thậm chí, các con bị tắt tiếng
- Cơ thể rã rời, mỏi mệt
Ngày thứ 9 – ngày 14
- Các triệu chứng từ ngày 1 đến ngày 8 không thay đổi mà còn nặng hơn
- Nhiệt độ số tăng giảm thất thường
- Dù trẻ cố gắng nhưng vẫn mệt mỏi và khó thở
Trò chuyện về cách thức lây lan của Coronavirus
Trẻ nhỏ thường rất dễ hiếu động và luôn muốn vui chơi, tiếp xúc với mọi người. Thế nhưng, Covid – 19 rất dễ lây lan trong những trường hợp này. Vì vậy, bố mẹ cần trò chuyện với con về cách thức lây lan của dịch bệnh:
Mẹ nên cho bé đeo khẩu trang khi tiếp xúc nơi công cộng nhé!
- Khi thấy người đối diện ho, bị sốt, hắt xì, chảy nước mũi liên tục, mẹ dặn bé không nên đứng gần. Vì như vậy rất có thể các con sẽ vô tình bị lây.
- Trẻ không được ăn chung, ngủ chung, tắm chung với những người đang bị cảm, ho hoặc sốt,…. Đây là con đường lây Coronavirus nhanh chóng nhất.
- Bệnh viêm phổi Vũ Hán còn có thể lây lan qua các vật dụng, đồ dùng thân thuộc với con người (tay nắm cửa, thang máy, tiền, đồ chơi của trẻ,…)
Dành thời gian quan tâm khi con được nghỉ học trong mùa dịch
Trước tình hình được nghỉ học dài ngày ở nhà, để các con không bị chán, bố mẹ nên chỉ dạy và vui chơi với trẻ nhiều hơn bằng cách:
- Cùng trẻ học online (học tiếng anh, học toán, học hát, học đàn,…).
- Dạy trẻ làm việc nhà (quét nhà, lau nhà, nấu ăn, dọn lại tủ sách, vệ sinh phòng ngủ trong mùa dịch,…).
- Chơi các trò chơi vận động cùng con (chạy bộ, đạp xe, tập thể dục,…). Điều này sẽ giúp bé tăng sức đề kháng và trải nghiệm thêm được nhiều điều thú vị.
- Cùng trẻ lên thời gian biểu để những ngày nghỉ của bé có ý nghĩa hơn.
Nhắc nhở trẻ tự chăm sóc bản thân
Với tình hình dịch bệnh lây lan nhanh chóng mặt, bố mẹ nên khéo léo nhắc nhở trẻ có ý thức tự bảo vệ bản thân khi người lớn bận rộn:
Rửa tay thường xuyên giúp trẻ ngăn ngừa nguy cơ nhiễm Coronavirus
- Không ăn, uống chung.
- Rửa tay thường xuyên.
- Dạy trẻ cách đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người khác.
- Vâng lời bố mẹ hơn, không tự ý đi chơi hoặc đến những nơi có người bị nghi nhiễm Covid – 19.
- Hướng dẫn trẻ tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ (đánh răng, súc miệng nước muối, tắm rửa thường xuyên,…)
- Bổ sung thêm vitamin C từ nước chanh, cam,… để tăng cường sức đề kháng.
- Giải thích cho các con việc tại sao nên tránh đụng vào các bề mặt tại nơi công cộng.
- Dạy trẻ tầm quan trọng của việc ở nhà trong mùa dịch Covid – 19.
Đây là những việc trong tầm tay mà bố mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng sống để cùng chống Coronavirus. Nó giúp các con ý thức và có trách nhiệm hơn về việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.