Tham khỏa bài viết dưới đây để xem Cuốn sách Phương pháp giáo dục Montessori dạy trẻ sử dụng ngôn ngữ lịch sự như thế nào nhé
Hãy dạy cho trẻ sử dụng 5 ngôn ngữ lịch sự trên đây để trẻ tự tin giao tiếp, hòa nhập với mọi người và đừng quên theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích về cách dạy con theo phương pháp giáo dục Montessori nhé!
Cha mẹ nhất định phải sử dụng ngôn ngữ lịch sự trong sinh hoạt hàng ngày như: “Mẹ mời bố nói”, “Mẹ mời bố ngồi”, “Mẹ mời bố uống trà”… Đấy là hình thức làm mẫu tốt nhất đối với trẻ. Thường xuyên như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ khi trẻ nói sẽ tự nhiên dùng những lời lẽ đó, từ đó, trở thành thói quen. Điều này rất quan trọng đối với trẻ dưới sáu tuổi.
“Mời (nhờ, hãy)” và “Cảm ơn” đi liền với nhau, nhờ người khác làm một việc gì đó đừng quên nói “Cảm ơn”, như khi nhờ trẻ giúp đỡ thì nói: “Nhờ con đưa quyển sách kia giúp mẹ”, “Cảm ơn con”.
“Cảm ơn” và “Không có gì” không thể tách rời nhau. Khi trẻ nói “Cảm ơn”, cần nhớ nói “Không có gì”.
Khi vô tình đụng phải người khác thì cần nói “Xin lỗi”, hoặc khi đang nói chuyện với người khác thì điện thoại cố định hoặc điện thoại di động đổ chuông, trước khi nghe máy cần nói: “Xin lỗi, tôi nghe điện thoại một chút”. Khi ăn cơm, vô tình bị ợ hoặc ho thì cần nói “Xin lỗi”, ngược lại khi người khác nói với bạn “Xin lỗi”, bạn nói “Đừng ngại”. Khi gặp người khác thì nói “Chào bác (anh/chị...)”, khi rời khỏi đó thì nói “Tạm biệt”.
(2) Nói với người khác dùng ngữ điệu vừa phải đủ nghe, không được kêu hét to và cũng không được nói lẩm bẩm.
(3) Kiểm soát âm lượng: ở trong phòng cần nói nhẹ nhàng, ở ngoài sân có thể cười nói thoải mái.
(4) Khi nói cần nói rõ ràng, không ấp a ấp úng.
(5) Không ngắt lời người khác, chăm chú lắng nghe người khác nói.