Nhà tâm lý học John Bowlby, người tiên phong trong lý thuyết gắn bó đã nói: Những đứa trẻ không thể kết nối với mẹ của chúng, sẽ không thể kết nối với bản thân. Nói cách khác, những người có gắn bó không an toàn, có thể sẽ không hoàn toàn hiểu được bản thân họ, để biết họ là ai, họ cảm thấy thế nào.
Ba mẹ muốn con thông minh từ sớm, lớn lên có thể trở thành một người có cách nhìn lạc quan về thế giới xung quanh hãy đọc bài viết này.
Trẻ có gắn kết hoàn hảo với ba mẹ sẽ luôn lạc quan và tích cực
NHỮNG LẬP LUẬN VỀ MỐI LIÊN KẾT GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI
Lý thuyết và lập luận cho rằng, liên kết mạnh mẽ về thể xác và cảm xúc của gia đình với trẻ thành lập trong những năm tháng đầu đời rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sau này. Nếu liên kết này mạnh mẽ và được gắn kết một cách an toàn thì trẻ sẽ cảm thấy vững tin để khám phá thế giới. Trẻ luôn biết mình có một điểm tựa an toàn nơi chúng có thể trở về bất cứ lúc nào.
Nhưng ngược lại, nếu liên kết của chúng cảm nhận được không chắc chắn, trẻ sợ phải rời đi hoặc khám phá thế một mình, vì với trẻ thế giới ngoài kia quá nguy hiểm khi trẻ không chắc chắn rằng mình có nơi để quay lại hay không.
Những người có gắn bó an toàn được cho là có niềm tin lớn hơn, có thể gắn bó với người khác và kết quả là họ sẽ thành công hơn trong cuộc sống. Những người gắn bó không an toàn có xu hướng không tin tưởng vào người khác, thiếu năng lực xã hội và có vấn đề trong việc hình thành mối quan hệ.
Liên kết mạnh mẽ của trẻ với gia đình được hình thành từ sự hạnh phúc của ba mẹ
NHỮNG LOẠI LIÊN KẾT ĐƯỢC TẠO RA TỪ MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH
Tâm thái con người có thể được hình thành theo 4 cách gắn bó sau: Gắn bó an toàn và 3 trạng thái gắn bó không an toàn: Lo âu mâu thuẫn, Lo âu né tránh và Lo âu hỗn loạn..
Để đối phó với đau khổ, 3 phản ứng đầu tiên có thể tự tổ chức, và cân bằng được, nhưng khi hành vi cuối cùng thì không.
Một đứa trẻ được nuôi dưỡng trong một thế giới hạnh phúc, được cảm nhận sự hạnh phúc trong lời nói, hành động, cử chỉ của ba mẹ, và cảm thấy được ba mẹ luôn ở đó khi trẻ cần sẽ lớn lên với thế giới quan được định hình theo hướng tích cực và chắc chắn sẽ trở thành một người trẻ trưởng thành đáng tin cậy và lạc quan.
Với trường hợp, vì rất nhiều lý do bận rộn, trẻ được sống trong một gia đình nhiều yêu thương nhưng sự quan tâm và gắn kết chỉ được xây dựng khi bé có yêu cầu cao trào như khóc, la hét để gây sự chú ý thì sau này, khi lớn lên, rất có thể trẻ trở thành những người khá khó hiểu, sự tích cực và lạc quan ít nhìn thấy trong những trường hợp này. Hình ảnh của đứa trẻ này, kém tích cực hơn so với ví dụ đầu tiên. Phong cách của trẻ lúc này là lo âu mâu thuẫn.
Thứ 3, là những trẻ được nuôi dạy bởi sự nghiêm khắc hoàn toàn, mặc dù ba mẹ vẫn rất yêu thương con, nhưng cách thể hiện của ba mẹ có thể là sự giận dữ lúc con làm sai, sự trừng phạt nghiêm khắc khi con làm việc gì đó chưa đúng chuẩn. Điều này có thể làm trẻ sợ hãi, trẻ sẽ hiểu rằng cần tránh thể hiện cảm xúc thật của mình trong bất kỳ trường hợp nào thì mọi thứ mới an toàn, cách hiểu này sẽ diễn ra ngay cả khi trẻ đã trưởng thành.
Sự giận dữ của ba mẹ hoặc những người nuôi giữ trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý trẻ
Và việc này có thể gây ra rắc rối khi những người này gặp một mối quan hệ mới, và có thể bị đánh giá ở mức độ kém xử lý các mối quan hệ. Hình ảnh của những người này về bản thân khá tiêu cực do chịu sự ảnh hưởng của kiểu gắn bó lo âu, né tránh.
Trường hợp cuối cùng là một em bé không nhận được nhiều những gắn kết có lợi từ cha mẹ, mà phần lớn là những gắn kết tiêu cực ngay từ khi còn rất nhỏ như la mắng, đánh đập, hay sợ hãi trong một môi trường hoàn toàn không phải nhà mình. Khi trẻ trải qua những sợ hãi, lo âu mà những lo âu đó trẻ sẽ biểu hiện bằng tiếng khóc để tìm kiếm sự an toàn.
Đáp lại là những người không phải cha mẹ và có kỹ năng xử lý kém, hoặc không quan tâm sẽ làm rối tung hoàn toàn tư tưởng của bé về tình yêu và sự an toàn. Trong tình huống này, trẻ sẽ cố gắng tránh mọi tình huống xã hội, khi lớn lên trẻ sẽ nhìn thấy bản thân rất tiêu cực, và trạng thái của những người như vậy gọi là Lo âu hỗn loạn.
HẬU QUẢ CỦA VIỆC GẮN KẾT KHÔNG AN TOÀN KHI TRẺ TRƯỞNG THÀNH
Sự gắn bó của chúng ta được hình thành trong những năm đầu tiên của cuộc đời. Khi gắn bó không an toàn ở giai đoạn chúng ta còn quá nhỏ, chưa thể bày tỏ được sự lo lắng, kết quả là có thể chúng ta sẽ phải trải nghiệm mức độ căng thẳng rất cao. Sau đó tuyến thượng thận, một cơ quan nằm ở phần trên thận sản xuất các hoocmon căng thẳng là adrenaline và cortisol gây ra nhịp tim tăng, huyết áp tăng.
Chúng ta trở nên cảnh giác, nếu điều này xảy ra thường xuyên nó được gọi là căng thẳng độc hại. Độc hại bởi vì nó làm suy yếu sự phát triển của não trẻ và hệ thống miễn dịch. Từ khi còn ở trong nôi, căng thẳng độc hại thậm chí có thể biến đổi các biểu hiện của gen, thứ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta trong nhiều thập kỷ sau đó.
Sự gắn kết giữa mẹ và bé mang cảm giác an toàn tuyệt đối cho trẻ
Bằng một ví dụ mô phỏng, chúng ta đã có thể đánh giá được một kiểu gắn bó đã tồn tại khi chúng ta mới 1 tuổi như sau. Chúng ta cho trẻ chơi với mẹ một vài phút trong 1 căn phòng, sau đó đứa trẻ bị bỏ lại một mình, thời điểm quan trọng là phản ứng của trẻ khi mẹ trở về.
Con cái gắn bó an toàn thường ôm mẹ trước tiên, sau đó chúng có thể bình tĩnh và trở lại chơi, trẻ gắn bó không an toàn có thể sẽ mâu thuẫn và tránh né, một số không thể ngừng khóc hoặc không muốn tiếp tục chơi nữa.
NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG LÂU DÀI CỦA SỰ GẮN BÓ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI.
Theo như lý thuyết, các nhà nghiên cứu tại Đại học Minnesota, có thể dự đoán được từ năm 3 tuổi liệu đứa trẻ có bỏ học cấp 3 hay không với tỷ lệ chính xác là 77%. Trong một nghiên cứu khác, một số sinh viên đại học tại Harvard được yêu cầu đánh giá mức độ thân thiết của họ với cha mẹ, 35 năm sau họ được hỏi về sức khỏe.
91% những người nói rằng họ có mối quan hệ không tốt với mẹ được chẩn đoán là có vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả bệnh động mạch vành, tăng huyết áp và nghiện rượu. Đối với những người cho rằng họ có quan hệ thân thiết với mẹ, số người được chẩn đoán là sức khỏe yếu chỉ chiếm 45%.
Có một lý do khác khiến những năm đầu đời của trẻ đặc biệt đáng được chú ý, đó là điểm khởi đầu cho những hành vi tiếp theo, một đứa trẻ cảm thấy gắn bó an toàn khi 2 tuổi, có thể kết bạn ở trường mẫu giáo, thế giới quan của trẻ được củng cố bằng mọi sự tương tác, và trẻ phát triển một cách lạc quan.
Kết quả là họ có những mối quan hệ tốt ở trường học, sau đó là với đồng nghiệp và cuối cùng là nơi làm việc. Trẻ em có gắn bó không an toàn thường sẽ bỏ lỡ cơ hội này.
Vì vậy, sự yêu thương, cách đối xử giữa các thành viên trong gia đình trong giai đoạn khi trẻ còn nhỏ (0-6 tuổi) rất quan trọng. Là sợi dây gắn kết, hình thành nền tảng cơ bản về nhân cách, phương thức giao tiếp, ứng xử xã hội và cách xử lý các mối quan hệ và cũng là nền tảng hoàn hảo cho một em bé thông minh và một người trưởng thành thành đạt.