Chìa khóa để nuôi dạy một em bé phát triển hoàn thiện cho cha mẹ là thiết lập một hệ thống hỗ trợ vững chắc tại nhà, để trẻ lớn lên hài lòng với những thành tích và tham vọng của mình. “ Mục tiêu của cha mẹ là giúp con bạn cảm thấy có năng lực, tự tin và giúp con phát triển ý thức cũng như đam mê” – Susan Stiffelman, MFT, một nhà trị liệu giáo dục nói.
Một trong những mục tiêu ba mẹ cần đạt khi giáo dục con trẻ là giúp trẻ tự tin và hài lòng với chính mình
Và sự giáo dục này cho trẻ cần được tiến hành trước khi trẻ đi học, vì giai đoạn phát triển trí não của trẻ từ 0-6 tuổi là giai đoạn vàng cho cả việc xây dựng nền tảng nhận thức và kiến thức cho trẻ. Nhưng nếu muốn thành công chúng ta phải làm như thế nào?
KHUYẾN KHÍCH CÁC KỸ NĂNG ĐẶC BIỆT
Mỗi đứa trẻ đều có những tài năng và sở trường độc đáo riêng, những thuộc tính đặc biệt này có thể biểu hiện xuất sắc trong một môi trường giáo dục có nhiều sự khích lệ hơn là phê phán. Ba mẹ có thể tìm hiểu, cho trẻ thử những điều mới mẻ, truyền cảm hứng cho trẻ và xác định sự hứng thú của trẻ với những thông tin đó.
Nếu trẻ nổi trội về hành động, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng này, nếu trẻ có trí nhớ tốt, ba mẹ nên cố gắng khai thác hỗ trợ tối đa cho con, hoặc trẻ có khả năng ngôn ngữ hãy khuyến khích hướng dẫn trẻ sử dụng sức mạnh của ngôn từ..
HOAN NGHÊNH VÀ KHEN NGỢI NHỮNG NỖ LỰC
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Carol Dweck, Tiến sĩ, Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Stanford cho biết tư duy của một người có thể ảnh hưởng đến hành vi. Chính vì vậy lời khen dành cho những nỗ lực cụ thể cho trẻ, thay vì nói rằng trẻ tài năng hay thông minh một cách chung chung.
Lời khen là món quà mà bất cứ ai cũng muốn nhận, nhất là trẻ nhỏ. Và lời khen ngợi cho sự nỗ lực của trẻ cũng là cách thúc đẩy sự tiến lên, mang đến động lực phát triển tự nhiên một cách tốt nhất cho trẻ, thay vì gò ép mục tiêu và cố gắng hướng trẻ đến mục tiêu đó.
Ba mẹ cần cổ vũ đúng lúc những nỗ lực của con
TÔN TRỌNG NHỮNG CÁCH THỨC HỌC HỎI KHÁC NHAU CỦA CON
Như chúng tôi đã nói, mỗi trẻ có một tài năng khác nhau, chính vì vậy cách thức học và niềm yêu thích học hỏi cũng sẽ khác nhau. Nếu trẻ tò mò với những vấn đề xảy ra ngay trước mặt bạn có thể sử dụng phương pháp Glenn Doman, với những chiếc thẻ học tập. Nếu con bạn nằm trong nhóm trẻ thông minh, hãy giúp trẻ cải thiện vốn từ vựng bằng cách kết nối các mô tả về người thân hay về các nhân vật lịch sử….
Mỗi em bé sẽ có sự hứng thú khác nhau, và ba mẹ nên tôn trọng việc này, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho con để phát triển, và không so sánh trẻ với “con nhà người ta”.
CHĂM CHỈ ĐỌC SÁCH
Để bắt đầu đọc sách cho trẻ và hướng dẫn trẻ đọc thì ba mẹ có thể làm ngay từ khi trẻ bắt đầu có các cữ thức dài hơn, và bắt đầu ngủ xuyên đêm (khoảng 3 tháng tuổi). Đọc sách cùng trẻ sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn, xây dựng cảm xúc tích cực hơn.
Một nghiên cứu do chính phủ tài trợ được thực hiện bởi Viện giáo dục tại Vương quốc Anh cho thấy: Những đứa trẻ 5 tuổi được cha mẹ đọc sách cùng hàng ngày, ít có khả năng mắc bệnh vấn đề hành vi trong trường học.
Luôn sắp xếp thời gian đọc sách cùng con
TẠO RA NHỮNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH
Bữa tối có đủ các thành viên trong gia đình sau một ngày bận rộn sẽ gặt hái được những phần thưởng về giáo dục và cảm xúc từ những cuộc trò chuyện thông thường với trẻ như “ Ngày hôm nay của con thế nào”, con bạn cũng có thể thấy được giá trị của gia đình từ những bữa ăn tối như vậy.
Hãy luôn dành những cái ôm ấm áp nhất cho trẻ bất cứ lúc nào, để mang lại cảm giác an toàn, làm giảm những căng thẳng cho trẻ trong những việc trẻ gặp phải.
Một em bé lớn lên khỏe mạnh và phát triển toàn diện về mọi mặt cần có sự quan tâm và nuôi dạy có kế hoạch của ba mẹ. Những thông tin cơ bản nhất trên đây hy vọng có thể giúp đỡ cho những người làm cha mẹ lần đầu, hãy kiên nhẫn và luôn có một kế hoạch ngắn hạn rõ ràng theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, nhằm mang đến điều kiện tốt nhất cho trẻ sau này khi lớn lên.