Các nghiên cứu cho thấy những năm tháng đầu đời là thời điểm quan trọng để trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ và thể chất. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ đạt đến sự phát triển toàn diện, khỏe mạnh hơn và có khả năng học hỏi tốt hơn. Tại sao dinh dưỡng lại quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ?
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng chỉ số IQ của trẻ có liên quan mật thiết đến chất lượng của nguồn dinh dưỡng mà trẻ nhận được trong những năm tháng đầu đời. Theo một nghiên cứu được thực hiện trong năm 2010 và công bố trên tạp chí The Journal of Nutrition, trẻ em suy dinh dưỡng có khả năng học hỏi kém hơn so với những trẻ được nuôi với chế độ dinh dưỡng đầy đủ cân bằng.
Dinh dưỡng của bà mẹ trong thời kỳ mang thai cũng tác động trực tiếp đến sự phát triển não bộ của thai nhi và sự phát triển lâu dài của trẻ nhỏ. Nếu mẹ bị thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ, não của thai nhi có thể không phát triển đầy đủ.
Dinh dưỡng ảnh hưởng đến chỉ số EQ và tính cách
Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, trí tuệ mà còn tác động trực tiếp đến chỉ số cảm xúc EQ. Trẻ em bị suy dinh dưỡng từ nhỏ có nhiều nguy cơ mắc các chứng tự kỷ, lo âu, trầm cảm. Tính cách của trẻ cũng liên quan đến dinh dưỡng, những trẻ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong hai năm đầu đời thường có dấu hiệu nhút nhát, ít hoạt động, ít giao tiếp và thường không biết chia sẻ với người khác.
Dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ thông minh
Chất lượng nuôi dưỡng hay chất lượng dinh dưỡng (sữa) trong những năm tháng đầu đời sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ sau này. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình phát triển thai nhi và giai đoạn đầu đời thường có chỉ số IQ cao hơn hoặc trẻ bị thiếu sắt sẽ có nguy cơ giảm nhận thức và thành tích ở tuổi đi học. Bên cạnh đó, khoa học cũng chứng minh rằng những trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thường thích vận động, có khả năng tương tác xã hội, ham học hỏi và có khả năng nhận thức tốt hơn. Vì vậy cha mẹ nên lưu ý cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và dưỡng chất cho sự phát triển não bộ và cơ thể của trẻ.
Dưỡng chất từ sữa mẹ có thể bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng
Trên thực tế, những bà mẹ nuôi con nhỏ tuân thủ các chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lí thường có chất lượng sữa tốt hơn, các kháng thể từ sữa mẹ sẽ giúp bé giảm thiểu nguy cơ bị mắc các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp và viêm màng não do vi khuẩn. Những dưỡng chất trong sữa mẹ như HMO có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, dị ứng và bảo vệ trẻ khỏi các vi trùng, vi rút gây hại, hỗ trợ hệ thống miễn dịch chưa phát triển của trẻ sơ sinh.
HMO (Oligosaccharides trong sữa mẹ) hoạt động như prebiotic hỗ trợ sự phát triển các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ, giúp xây dựng một hệ vi sinh đường ruột (nơi có đến 70% hệ miễn dịch của bé tồn tại) khỏe mạnh, cân bằng. Đây chính là nền tảng căn bản giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ tránh được nhiều bệnh nhiễm trùng, trẻ khỏe mạnh hơn và học hỏi tốt hơn. Thêm vào đó, HMO là mồi nhử chống các mầm bệnh bám dính vào tế bào, và một phần nhỏ HMO được hấp thu vào cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng toàn thân. Vì vậy, nếu mẹ không đủ sữa cho bé bú và cần phải dùng sữa công thức, mẹ nên chọn loại sữa được bổ sung HMO để bé được hưởng các lợi ích gần với sữa mẹ hơn.