Tôi là một người thẳng tính, ghét sự quanh có, dối trá. Nhưng thật không may, chính vì cách dạy con sai lầm của tôi, đã biến cậu con trai 7 tuổi bé bỏng của tôi thành một người như thế. Tôi đã thật sự rất buồn và hối hận, nên muốn chia sẻ cũng các mẹ để mọi người rút ra bài học.
Tôi đã luôn là một bà mẹ khó tính trong mắt của con, vì muốn con vào nền nếp nên tôi đã luôn nghiêm khắc và khắt khe với con, nhưng tôi đã không thể ngờ, chính việc làm này đã phá hỏng tính cách của con trai tôi.
Tôi luôn khắt khe với lỗi lầm của con, ngay cả những lỗi nhỏ nhất. Có lần chỉ đơn giản là con làm vỡ chiếc cốc trong khi chơi đùa, tôi cũng nổi sung lên phạt bé. Hay chỉ đơn giản là con đi học bị mất đồ dùng học tập tôi cũng phạt con. Nhiều lần như thế, cứ mỗi lần mắc lỗi gì là con lại vô cùng sợ hãi và lo lắng bị tôi phạt.
Thế rồi con nghĩ ra một cách để đối phó lại với tôi, một bà mẹ độc ác đó là nói dối. Lần đầu tiên phát hiện ra điều đấy, tôi đã rất giận con, nhưng ngẫm nghĩ lại, lỗi chính là ở bản thân mình. Có lần con làm rơi bình hoa trong lúc nghịch ngợm, con đã nhanh chóng rời khỏi hiện trường và đi chơi, sau khi bị tôi "tra khảo", con nói đó là do con mèo, và tôi cứ tin là thế nếu như không nhìn thấy vết xước ở trên tay của con,sau một hồi quanh co, cuối cùng con cũng đã nhận lỗi. Đấy là lần đầu tiên tôi phát hiện ra con mình nói dối, tôi đã rất tức giận và phạt con gấp đôi mức bình thường.
Việc con nói dối còn biến tướng đi theo chiều hướng xấu hơn đấy là con rất hay đổ lỗi cho em gái (3 tuổi), con ý thức được là em nhỏ chưa biết tố cáo hành vi của con với mẹ nên rất hay đổ lỗi cho em. Có lần, con cùng bạn bè chơi làm gãy cả một bộ sáp màu, khi bị tôi phát hiện con liền chối tội: "Em Na - tên con gái tôi - bẻ hết màu của con ra rồi, con nói mà em không nghe con".
Lâu dần, việc nói dối này trở thành thói quen khó bỏ của con và không chỉ nằm trong khuôn khổ "ngụy biện cho lỗi lầm" của con nữa, mà cứ khi nào cần, khi nào muốn điều có lợi cho mình là con lại nói dối. Có lần bà ngoại sang thăm, mang đồ chơi cho hai anh em, những bởi vì thích cả hai món đồ chơi đó, con đã nói đôi bà rằng: "Hôm qua mẹ vừa mua đồ chơi cho em Na rôi, còn con thì chưa được mua", tôi vô tình nghe được câu chuyện giữa hai bà cháu, lần này tôi không còn giận con nữa, mà tôi giận chính bản thân mình ghê gớm, cuối cùng tôi đã lên kế hoạch để lấy lại sự ngây thơ cho con.
Việc đầu tiên tôi làm đó là xóa bỏ đi sự khắt khe, nghiêm nghị quá mức đối với bé. Bây giờ, mỗi khi con làm sai điều gì, thay vì trách phạt con, tôi tìm cách giảng giải cho con như thế nào là tốt, như thế nào là không tôt và cùng con sửa chữa những sia lầm đó. Ví dụ, con đi thi đạt điểm không cao, thay vì phạt con học tới khuya như ngày trước thì tôi nhẹ nhàng tìm ra nguyên nhân vì sao con bị điểm kém và phân tích cho con hiểu, sau đó cùng con làm lại những bài bị sai và nhắc con rút kinh nghiệm. Lần sau điểm của con có chút tiến triển dù chưa cao, nhưng tôi vẫn động viên khích lệ con. Bé cũng rất thích thú với sự thay đổi lớn này của mẹ.
Tôi phân tích một cách đơn giản nhất để cho con hiểu rằng việc nói dối là rất xấu và con sẽ mất đi lòng tin của mọi người người nếu như con có thói quen nói dối qua những tình huống hàng ngày. Ví dụ, hôm đó con đã nói dối tôi về việc con chơi đồ chơi xong không ddeerd đúng nói quy định là do em Na đòi chơi không chịu cất đi, chứng kiến toàn bộ sự việc nên tôi biết lỗi không phải là do bé Na, vậy nên tôi đã nhẹ nhàng nói với con rằng, tối nay con sẽ chỉ được uống � cốc nước ép thôi, còn em Na sẽ được uống 1 cốc vì em Na không nói dối. Con nghe và hiểu ngay ra vấn đề: nếu con tiếp tục nói dối thì lòng tin và mọi quyền lợi mọi người dành cho con sẽ bị vơi bớt đi.
Tôi cố gắng xử lý nhẹ nhàng nhất có thể mỗi khi con lặp lại thói quen nói dối đó, tôi không trách mắng mà vẫn luôn thể hiện cho con thấy là dù thế nào thì tôi cũng rất yêu thương bé vậy nên không việc gì con phải nói dối với một người yêu thương con hết mực như thế cả!
Dần dần, bé cảm thấy thoải mái hơn với phương pháp mới này của tôi và bỏ được tật nói dối của mình. Khi mắc lỗi con không còn quanh co chối tội, hay đổ lỗi cho người khác nữa mà chủ động đến gặp tôi để nhận lỗi và không quên kèm theo lời thanh minh. Con không còn cứ cần là nói dối nữa, thay vào đó, con tìm cách thương lượng để có được điều mình muốn. Tôi rsts vui vì điều này và cảm thấy rằng mình đã đúng đắn khi đổi phương pháp nuôi dạy con khô cứng của mình thành phương pháp khoa học này.
Nói về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa tiểu học trường ĐH Sư phạm cho rằng, thực ra... nguyên nhân bắt đầu từ bản thân bố mẹ. Theo TS Hương thì trường hợp con cái học thói xấu do cha mẹ nói dối khá phổ biến, nhưng cũng có những trường hợp trẻ bị chính bố mẹ thui chột khi thành thật. Chẳng hạn như việc một đứa trẻ lên 5 tuổi khoe với mẹ làm vỡ bát thế nhưng con chưa dứt lời đã bị ăn tát ngang mặt. Hoặc một trường hợp khác mà TS Hương từng chứng kiến khi đón con ở trường, một bà mẹ đã quát tháo, mắng nhiếc con thậm tệ chỉ vì... dám khai nhận do mải chơi mà ngã rách quần.Những hành vi này tưởng chừng nhỏ nhưng lại "tiếp tay" cho trẻ nói dối. Bởi khi nói thật trẻ bị mắng, bị chửi thì lần sau chúng sẽ rút kinh nghiệm... tìm cách lấp liếm hành vi được cho là sai trái của mình. Lâu dần sẽ hình thành thói quen...nói dối như cuội.
Tiến sĩ cũng đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh rằng: Để ngăn ngừa tình trạng này,bố mẹ cần khuyến khích bé nói thật và kể cho bạn nghe những gì bé nghĩ trong đầu chính là giải pháp đầu tiên. Không nên can thiệp vào suy nghĩ của bé, mà để bạn và bé hiểu nhau hơn. Trong trường hợp phát hiện trẻ nói dối... thành thần thì "bố mẹ phải làm là phải bắt nọn con trong mọi trường hợp nói dối. Nghĩa là bất kể sự thật nào bố mẹ cũng biết trước khi con khai ra. Và khi con nói dối thì bố mẹ nói ra sự thật. Lần nào cũng bị bắt nọn như vậy thì dần dần con sẽ hết nói dối.