Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ
- ĐẶT VẤN ĐỀ:
Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ. Giáo dục mầm non mới là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện nhiệm vụ: Nuôi dưỡng và Giáo dục trẻ trước tuổi đến trường phổ thông. Lứa tuổi này, trẻ còn non nớt rất cần sự chăm sóc chu đáo theo khoa học và sự dạy dỗ bài bản phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ. Giai đoạn này( từ 0 – 6 tuổi) cũng là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên của sự phát triển trí tuệ. Nếu không tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt ở giai đoạn này là đã bỏ lỡ dịp, lỡ cơ hội phát triển toàn diện cho trẻ, là thiệt thòi lớn đối với trẻ, bởi ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi hình thành nhân cách, thói quen những hiểu biết sơ đẳng đầu tiên của con người, cũng là lứa tuổi cơ thể non nớt, đang hoàn thiện các cơ quan bên trong cơ thể, dễ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ từ môi trường sống, từ thức ăn, nước uống. Nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Nuôi dưỡng đảm bảo chất lượng có tác dụng tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ phát triển tốt, tạo điều kiện thực hiện nội dung giáo dục toàn diện.
Vì vậy, xây dựng bếp ăn an toàn ngay từ nguồn cung cấp thực phẩm, nhất là nguồn rau sạch cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non,là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức bếp ăn tập thể hiện nay.
Rau, quả tươi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ, giúp hạn chế sự mất cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Trường mầm non, nơi tập trung đông trẻ bán trú, lượng rau củ đưa vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ tương đối lớn. Việc đảm bảo luôn có rau sạch cho bữa ăn của trẻ luôn là vấn đề đặc biệt quan trọng cần được quan tâm thích đáng nhằm phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ, đồng thời là một giải pháp quan trọng, toàn diện để nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ, đặt nền móng cho việc đào tạo nguồn nhân lực có sức khỏe tốt cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Được sự quan tâm của UBND huyện Thanh trì tạo điều kiện xây dựng ngôi trường mầm non tại thôn 3 xã Vạn phúc. Có trường, lớp, cơ sở vật chất đồ dùng phục vụ sinh hoạt và học tập, vui chơi của trẻ tương đối đủ theo chuẩn.
Phải làm như thế nào để luôn có nguồn rau sạch đưa vào bữa ăn bán trú của trẻ hàng ngày tại trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh ngộ độc và dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vê thực vật có trong rau củ, tác hại lâu dài của nó đến cơ thể mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Đồng thời nâng cao ý thức tự giác và kiến thức của cô nuôi trong việc sơ chế thực phẩm, nhất là rau củ đảm bảo an toàn sạch, đúng cách tránh thất thoát, chất dinh dưỡng khi sơ chế và nấu nướng thực phẩm đưa vào bữa ăn hàng ngày của trẻ, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo mục tiêu đặt ra là xây dựng nhà trường thật sự là trung tâm chăm sóc, giáo dục trẻ trước tuổi đến trường phổ thông một cách tốt nhất, chất lượng nhất.
Tôi chọn đề tài: “ B xã Vạn phúc ”
* Mục đích nghiên cứu: Tìm ra các biện pháp chỉ đạo để tăng cường nguồn rau sạch vào bữa ăn bán trú cho trẻ tại trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc qua rau củ tại bếp ăn tập thể của trường mầm non.
Đồng thời, xây dựng vườn rau sạch trong khuôn viên trường, tạo khung cảnh xanh – sạch – đẹp, có tính giáo dục, giúp giáo viên có điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, được hoạt động tích cực, hòa đồng với thiên nhiên, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giáo dục trẻ giữ gìn môi trường sạch đẹp, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, huy động cộng đồng cùng chung tay đóng góp, tạo mọi điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất.
* Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian có hạn, nên tôi chỉ nghiên cứu một số biện pháp tác động của hiệu trưởng để tăng cường nguồn rau sạch vào bữa ăn bán trú cho trẻ tại bếp ăn tập thể trường Mầm non B xã Vạn phúc, huyện Thanh trì, ngoại thành Hà nội năm học 2012 – 2013.
-
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận:
Những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên được nói đến như một thời sự nóng bỏng, được nhiều người quan tâm. Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng nuôi sống con người, nhưng cũng có thể là nguồn gây nhiều loại bệnh lý nguy hiểm cho con người.
Có hai nhóm thực phẩm là thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến. Thực phẩm tươi sống là loại thực phẩm sau khi thu hoạch không qua một công đoạn chế biến nào như một số loaị rau… Rau xanh rất cần trong bữa ăn hàng ngày, nhưng làm thế nào để có món ăn ngon miệng nhưng vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để đạt năng xuất cao hơn , hoặc diệt các loại sâu rầy, đặc biệt là một số loại rau củ dễ bị sâu phá hoại, một số nông dân đã sử dụng quá nhiều phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu đến sát ngày thu hoạch không tuân thủ thời gian cấm phun thuốc trừ sâu trước khi thu hoạch theo qui định. Mặt khác, một số loại rau, quả được trồng ở đất bị ô nhiễm, tưới phân tươi hoặc nước thải đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của người tiêu dùng.
Ngoài ra, ở các chợ loại rau thái sẵn như bắp chuối, ngó sen…đã trộn một số hóa chất độc hại( như hàn the…) cho vào nước ngâm.
Vì vậy, nên thận trọng nhất là các loại rau ăn lá, hoặc rau trái không phải gọt vỏ như rau muống,cải soong, cải bẹ…dưa leo,mướp đắng.
Vậy thế nào là rau quả an toàn? rau quả được coi là an toàn khi có dư lượng nitrate, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật dưới ngưỡng qui định của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành với từng loại rau quả.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm thì rất nhiều, rất khó khăn để nhận biết, tuy nhiên những yếu tố cơ bản có thể nhận biết phân biệt được cụ thể qua một số nguồn sau:
Nuôi trồng: Nguồn gốc giống phải được lựa chọn và đảm bảo chất lượng, không mang mầm bệnh. Các nguồn dinh dưỡng để nuôi trồng cũng phải đảm bảo chất lượng, không chứa độc tố hay mầm bệnh. Như chúng ta biết khi trồng rau thì nguồn nước hay đất để trồng và tưới cũng phải đảm bảo sạch, không chứa độc chất hay kim loại nặng. Ví dụ: Người ta trồng rau muống ở các vùng nước thải thì rau này sẽ mang nhiều độc chất như thủy ngân, asen và mầm bệnh từ nước thải như vi trùng lao….Các loại phân bón và thuốc, khi sử dụng cũng phải tuân theo hướng dẫn, nhưng thực tế người ta dùng phân bón bừa bãi, dùng thuốc tăng trưởng không có kiểm soát.
Thu hoạch: Phải đủ thời gian cách ly sau khi phun tưới các loại hóa chất cho rau quả, vì làm vậy thì hóa chất mới bị phân hủy an toàn cho người sử dụng. Sau khi sử dụng các loại thuốc cho súc vật, phải có thời gian để các loại thuốc này đào thải khỏi súc vật. Trong thu hoạch cần có sự giám sát về chất lượng sản phẩm mang đi chế biến mới an toàn.
Bảo quản sau thu hoạch: Vì Thực phẩm sau thu hoạch thường chưa đưa vào sử dụng kịp thời nên phải bảo quản, nhưng nếu bảo quản không đúng phương pháp sẽ gây hại cho sức khỏe, như dùng hóa chất bảo quản rau, quả tươi
lâu…Thịt, cá sau khi đánh bắt người ta dùng hàn the , hay ure là những chất độc hại để bảo quản không cho ươn thối , gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Chế biến: Trong quá trình chế biến thực phẩm, người ta có thể dùng hóa chất tẩy rửa cũng như hương vị để che đậy những nguyên liệu đã hư hỏng hay kém chất lượng. Ngoài tác hại của chất lượng nguyên liệu không an toàn, còn tác haị do hóa chất vì cho quá nhiều chất bảo quản,thậm chí sử dụng cả hóa chất công nghiệp và hóa chất cấm vào chế biến thực phẩm như phẩm màu công nghiệp.Trong quá trình chế biến không an toàn vệ sinh thực phẩm, còn ô nhiễm thực phẩm gây bệnh cấp tính như tả lỵ, thương hàn…. Cách tốt nhất là sử dụng các loại thực phẩm , rau củ tự tăng gia bằng nhiều cách, nếu không có thì cần cân nhắc lựa chọn thực phẩm phù hợp, ngon miệng, an toàn cho sức khỏe. Muốn vậy phải tìm hiểu và có kiến thức về an toàn thực phẩm,thực hiện tốt chiến lược phát triển giáo dục mầm non đã đề ra là an toàn sức khỏe cho trẻ, đưa giáo dục mầm non phát triển mạnh mẽ trong điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nguồn thực phẩm rau củ sạch còn hạn hẹp, diện tích đất chật hẹp, khó có điều kiện tăng gia thêm, trồng rau sạch. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, là yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Vì vậy, để có nguồn thực phẩm sạch, nhất là rau củ sạch thì cần có các biện pháp tích cực, hữu hiệu để tham mưu, lựa chọn và vận động mọi người, mọi ngành và các cấp quan tâm đến mầm non, bảo vệ sức khỏe, an toàn mọi mặt cho trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
-
Cơ sở thực tiễn:
- Đặc điểm tình hình:
Trường mầm non B xã Vạn Phúc là một trường mới được thành lập từ tháng 01 năm 2010 trên cơ sở tách ra từ trường Mầm non xã Vạn phúc thuộc huyện Thanh trì ngoại thành Hà nội. Với số học sinh là 435 cháu chia thành 10 lớp ( Mẫu giáo 345 trẻ, nhà trẻ 90 trẻ) và 44 Cán bộ – Giáo viên- Nhân viên.
Trường được xây dựng rộng rãi, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, trường đã đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I, nên đồ dùng phục vụ sinh hoạt và học tập của trẻ đủ theo chuẩn qui định.
- Thuận lợi:
Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Địa điểm nằm tại khu trung tâm của thôn, tiện đường giao thông nên thuận tiện cho việc vận động trẻ ra lớp.
– Trình độ dân trí cao, nhu cầu của người dân về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cao cho nên thuận lợi trong công tác tuyên truyền phổ biến, phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ.
– Trường mới được xây dựng khang trang, đủ các phòng chức năng và đủ diện tích theo qui định, trường đạt chuẩn.
– Tập thể giáo viên có trình độ chuyên môn chuẩn và 50 % trên chuẩn,100% cô nuôi có bằng trung cấp nấu ăn, nội bộ đoàn kết, biết tương trợ cộng đồng trong công việc, nhiệt tình yêu nghề.
– Đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, khoẻ, nhiệt tình, biết phối hợp, hoà đồng, năng động.
– Địa bàn trường quản lý là xã nông nghiệp lên thuận lợi cho việc hợp đồng thực phẩm rau củ sạch, nắm rõ được nguồn gốc, xuất sứ của mặt hàng rau củ nhập vào trường chế biến ăn cho trẻ.
– Diện tích đất lưu không của trường rộng rãi, thuận lợi cho việc triển khai sản xuất nấm ăn và trồng trọt rau củ tạo vườn rau sạch trong khuôn viên trường.
- Khó khăn:
– Là xã đông dân, đời sống kinh tế chủ yếu là dựa vào nông nghiệp, nghề phụ là làm hàng mây tre đan xuất khẩu. Mức thu nhập thấp, nên việc đầu tư kinh phí cho sự nghiệp mầm non của các cấp chính quyền xã và nhân dân cũng bị hạn chế.
Đồng thời, việc kêu gọi phụ huynh ủng hộ và đóng góp cho nhà trường chậm và khó khăn, dẫn đến việc đầu tư trồng các loại rau trong vườn trường không theo ý muốn.
– Số giáo viên trong độ tuổi sinh đẻ cao, vừa đi làm, đi học nâng cao chuyên môn nên ít nhiều ảnh hưởng đến chăm sóc giáo dục trẻ và không có thời gian giành cho việc tự trồng thêm rau củ tại vườn trường.
– Sân, vườn trũng, đất chủ yếu là đất cát pha, đất xấu, nên việc tăng gia thêm rau xanh phục vụ bữa ăn bán trú của trẻ gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng khó khăn cho việc tạo cây xanh, bóng mát tạo khung cảnh thân thiện cho trẻ hoạt động, học tập và vui chơi.
– Kinh phí của nhà trường giành cho việc bổ xung cơ sở vật chất phục vụ trồng rau sạch, trồng nấm trong vườn trường còn hạn hẹp.
công nghệ trồng rau sạch quy trình sản xuất rau sạch công nghệ trồng rau sạch tại việt nam công nghệ trồng rau sạch của nhật bản video trong rau sach trồng rau sạch tại nhà công nghệ trồng rau sạch tại nhà công nghệ trồng rau sạch không cần đất video công nghệ trồng rau sạch
III. Các biện pháp:
Trước thực trạng sản phẩm rau xanh hiện nay trên thị trường còn có nhiều vấn đề về vệ sinh, an toàn cần quan tâm khi sử dụng.Trẻ mầm non sức đề kháng yếu, dễ bị ngộ độc qua đường ăn uống, mà nguyên nhân dễ gây mất an toàn, ngộ độc qua đường ăn, uống của trẻ tại trường có nhiều, nhưng chủ yếu và dễ xảy ra nhất là qua con đường ăn rau xanh, quả chín còn tồn dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc làm chín nhanh sản phẩm… quá mức cho phép và lạm dụng khi dùng của người sản xuất. Dẫn đến có thể ngộ độc hàng loạt trẻ ăn bán trú tại bếp ăn tập thể trường hoặc không xảy ra ngộ độc ngay thì cũng làm cho trẻ mắc một số bệnh nguy hiểm mà chúng ta không thấy ngay được nếu thường xuyên sử dụng sản phẩm rau, quả mất an toàn. Vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm rau sạch đưa vào bếp ăn bán trú của trường mầm non thật sự là vấn đề đặc biệt quan trọng với mỗi nhà trường để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối, phòng tránh bệnh tật và dịch bệnh trong bếp ăn tập thể hiện nay. Thực hiện điều đó, bản thân tôi đã tìm và áp dụng một số biện pháp sau:
- Biện pháp 1: Khảo sát cơ sở sản xuất kinh doanh rau sạch trên địa bàn:
* Khảo sát địa chỉ, tìm nguồn cung cấp rau sạch:
Bếp ăn tập thể trường mầm non là nơi tiêu thụ rau, quả khá lớn, với số trẻ ăn hàng ngày tại trường là 430 trẻ, trường mầm non B xã Vạn Phúc đã phải nhập
từ 8kg – 10 kg rau mỗi ngày. Nếu nhập ngoài chợ thì chất lượng rau củ cũng như giá cả không đảm bảo. Mối bán rau đến trương liên hệ lại không phải trực tiếp sản xuất rau và không nắm rõ nguồn gốc rau củ mình cung cấp, chỉ là mua chỗ này bán chỗ khác. Vì vậy, việc tìm nguồn thực phẩm sạch, rau củ sạch là vô cùng quan trọng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi sử dụng vào bữa ăn cho trẻ ở trường.
Địa bàn của trường là xã nông nghiệp ngoại thành Hà nội, nên việc tìm địa chỉ cung cấp rau sạch, nắm rõ nguồn gốc, xuất xứ của các loại rau là công việc tương đối dễ dàng.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng rau sạch của người dân rất lớn, vì vậy trung tâm khuyến nông và phòng nông nghiệp huyện đã đưa giống cây trồng và tập huấn nhiều về cách trồng rau sạch đạt năng xuất cao cho các xã vùng bãi. Đồng thời huyện cũng chỉ đạo các xã chuyển đổi diện tích trồng rau sạch, qui hoạch xứ đồng chuyên thâm canh rau sạch. Để Tạo thương hiệu, uy tín trên thị trường và tư cách pháp nhân một số hộ dân đã đăng ký kinh doanh, thành lập các công ty chuyên sản xuất rau sạch bán ra thị trường, tạo nhãn mác cho sản phẩm và khẳng định thương hiệu của mình.
* Kết quả:
Trường đã tìm được địa chỉ để có thể nhập rau, củ sạch an toàn tại công ty TNHH Hồng Long, khu sản xuất rau an toàn thuộc xã Duyên Hà, Thanh Trì Hà Nội
- Biện pháp 2: Hợp đồng thực phẩm
Hợp đồng thực phẩm là việc làm quan trọng của bếp ăn tập thể nhằm đảm bảo chất lượng, số lượng, giá cả và nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng sản phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất việc mất an toàn rủi do khi sử dụng. Có giá trị về mặt pháp lý nếu xảy ra mất an toàn.
Đối với bếp ăn trường mầm non việc hợp đồng thực phẩm càng đặc biệt quan trọng, vì cơ thể trẻ non nớt dễ bị ngộ độc, số lượng trẻ ăn tại trường đông (100% trẻ ăn tại trường). Nếu xảy ra mất an toàn là thiệt hại rất lớn. Có khi ảnh hưởng tới tính mạng trẻ. Vì vậy việc ký hợp đồng thực phẩm quy đồng trách nhiệm của chủ hàng là thực sự cần thiết với mỗi trường mầm non nếu không may xảy ra ngộ độc hàng loạt. Nhằm giảm tối đa việc ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ. Ngoài ra ký hợp đồng thực phẩm còn nhằm quản lý tốt tiền ăn của trẻ tránh thất thoát lãng phí.
Qua tìm hiểu nguồn gốc, giống cây, đất trồng, nước tưới và sản phẩm rau sạch, nhà trường đã ký hợp đồng với công ty cung cấp, bán rau sạch tại xã Duyên hà, đảm bảo bếp ăn của trường luôn được cung cấp nguồn rau sạch, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, tươi ngon vì mới được thu hoạch đủ số lượng và chất lượng đảm bảo, giá cả rẻ hơn thị trường một đến hai giá vì lấy trực tiếp không qua khâu trung gian.
* Kết quả:
Như vậy, nhà trường đã tìm được nguồn rau sạch cho bếp ăn tập thể của trường. Hai bên tiến hành ký kết hợp đồng đảm bảo nguồn cung cấp rau, củ thường xuyên theo năm học, qui đồng trách nhiệm, đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá cả ổn định.
Đồng thời, yêu cầu chủ hàng cung cấp đủ giấy tờ đảm bảo tư cách pháp nhân cho sản phẩm và nhà sản xuất để dùng khi cần thiết.
- Biện pháp 3: Lựa chọn rau đưa vào bếp ăn của trẻ theo mùa, vụ:
Một chế độ ăn uống khoa học và an toàn thì không thể thiếu rau xanh và các loại quả tươi. Ăn nhiều rau, quả giúp cơ thể tránh được các bệnh về tim, đột quị, ổn định huyết áp và ngăn ngừa một số bệnh ung thư, hạn chế các bệnh liên quan đến ruột, đặc biệt ruột thừa… tuy nhiên ăn rau quả thôi chưa đủ mà cần đảm bảo chất lượng rau khi đưa vào cơ thể. Rau an toàn là khái niệm dùng để chỉ các loại rau được canh tác trên các diện tích đất có thành phần hóa – thổ nhưỡng được kiểm soát. trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn sử dụng phân bón nguồn gốc vô cơ và hóa chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn chế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng những hóa chất bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép sử dụng. Vì vậy, rau an toàn vẫn tồn dư lượng nhất định các chất độc hại, nhưng không đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Tuy nhiên, việc ngộ độc thực phẩm, trong đó có ngộ độc rau củ quả, ngày một gia tăng, đòi hỏi phải có giải pháp cấp thiết cho việc đưa rau sạch vào bếp ăn tập thể, nhất là trường mầm non. Vì vậy, việc chỉ đạo kế toán nuôi phối hợp ytế, cô nuôi xây dựng thực đơn theo mùa là rất cần thiết, vì có làm như vậy mới đưa các thực phẩm nhất là rau quả đúng mùa thu hoạch vào thực đơn chế biến cho trẻ ăn, vì là mùa vụ của từng loại rau nên nếu trồng và thu hoạch đúng vụ rau, quả sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh, không bị sâu bệnh nên hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế được dư lượng thuốc và không dùng đến thuốc kích thích tăng trưởng, ít phải dùng đến phân bón thúc.
Rau ở vụ nghịch ( trái vụ) để đạt năng xuất cao, phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều, thuốc mỡ lá, thuốc kích thích tăng trưởng nhiều, dùng phân bón hóa học nhiều, vượt quá giới hạn cho phép rau quả mới phát triển tốt. Như vậy dùng rau, quả theo mùa vụ là tốt nhất cho trẻ trong bữa ăn bán trú ở trường, giảm thiểu tối đa nguồn bệnh do các nguồn thuốc bảo vệ thực vật, thuốc giữ tươi rau
củ… đưa vào cơ thể trẻ khi ăn rau,quả. Ngoài ra, rau trồng mùa khô có nguy cơ ô nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả cao hơn mùa mưa. Nên việc xây dựng thực đơn theo mùa là hợp lý và khuyến khích sử dụng.
* Kết quả:
Thấy được lợi ích của việc xây dựng thực đơn theo mùa, nên trong năm học qua nhà trường đã xây dựng được bộ thực đơn theo mùa, đưa rau sạch vào bữa ăn bán trú của trẻ thường xuyên theo mùa đạt kết quả tốt, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Phòng tránh ngộ độc cho trẻ.
Yêu cầu khi xây dựng thực đơn, thực phẩm là rau, củ phải là rau củ đúng mùa thu hoạch nhằm tận dụng yếu tố thiên nhiên, môi trường giúp cây sinh trưởng tốt hạn chế hóa chất bảo vệ thực vật.
Sau đây là thực đơn theo mùa đã được áp dụng trong trường.
THỰC ĐƠN TUẦN CHẴN MÙA ĐÔNG 15000Đ/TRẺ/NGÀY
THỨ |
SÁNG |
CHIỀU |
Nhà trẻ |
Mẫu giáo |
2 |
Thịt bò xào nấm
Canh khoai tây cà rốt thịt lợn
Tráng miệng: nước cam vắt
|
Cháo trai thịt lợn
Sữa Dollac (Nuti)
|
Cháo trai thịt lợn
Sữa Dollac (Nuti)
|
3 |
Tôm thịt vê viên hấp
Canh bầu nấu tôm, thịt lợn
Tráng miệng: Hoa quả dầm
|
Mỳ thịt bò cua, rau cải
Sữa Dollac (Nuti)
|
Mỳ thịt bò cua, rau cải
Chuối tiêu
|
4 |
Thịt gà om nấm hương
Canh bí nấu thịt
Tráng miệng: Chuối tiêu
|
Phở bò
Sữa Dollac (Nuti)
|
Phở bò
Bánh canxi
|
5 |
Tôm thịt sốt chua ngọt
Canh rau bắp cải nấu thịt
Tráng miệng: Dưa hấu
|
Cháo chim bồ câu, củ quả
Sữa Dollac (Nuti)
|
Cháo chim bồ câu, củ quả
Sữa Dollac (Nuti)
|
6 |
Ruốc cá diêu hồng thịt lợn đảo bông
Canh su hào cà rốt nấu thịt
Tráng miệng: nước cam
|
Bún thịt bò
Sữa Dollac (Nuti)
|
Bún thịt bò
Sữa Dollac (Nuti)
|
7 |
Trứng cút kho thịt
Canh củ cải nấu thịt lợn
Tráng miệng: Xoài
|
Xôi thịt kho tàu
Sữa Nuti
|
Xôi thịt kho tàu
Sữa Nuti
|
THỰC ĐƠN TUẦN LẺ MÙA HÈ 15000Đ/TRẺ/NGÀY
THỨ |
SÁNG |
CHIỀU |
Nhà trẻ |
Mẫu giáo |
2 |
Thịt bò xào đậu cove
Canh mướp mồng tơi rau dền nấu cua
Tráng miệng: nước cam vắt
|
Miến cua thịt gà
Sữa Dollac (Nuti)
|
Miến cua thịt gà
Sữa Dollac (Nuti)
|
3 |
Cá diêu hồng thịt lợn đảo bông
Canh rau ngót nấu thịt lợn
Tráng miệng: Dưa hấu
|
Mỳ thịt bò rau cải
Sữa Dollac (Nuti)
|
Mỳ thịt bò rau cải
Chuối tiêu
|
4 |
Thịt gà om nấm
Canh bí nấu thịt lợn
Tráng miệng: Chuối tiêu
|
Phở bò
Sữa Dollac (Nuti)
|
Phở bò
Sữa Dollac (Nuti)
|
5 |
Thịt lợn, đậu phụ sốt cà chua
Canh cá quả nấu chua
Tráng miệng: Hồng xiêm
|
Cháo chim bồ câu
Sữa Dollac (Nuti)
|
Cháo chim bồ câu
Sữa Dollac (Nuti)
|
6 |
Tôm tươi sốt thịt cà chua
Canh su hào cà rốt nấu thịt
Tráng miệng: Dưa hấu, xoài
|
Bún riêu cua
Sữa Dollac (Nuti)
|
Bún riêu cua
Sữa Dollac (Nuti)
|
7 |
Trứng cút kho thịt
Canh bầu nấu tôm
Tráng miệng: Chuối tây
|
Mỳ thịt lợn
Sữa Nuti
|
Mỳ thịt lợn
Sữa Nuti
|
- Biện pháp 4: Chỉ đạo bộ phận nuôi dưỡng lựa chọn giao nhận thực phẩm vào bếp ăn hàng ngày
Có thực hiện tốt khâu giao nhận thực phẩm thì thực phẩm nhất là rau củ đưa vào bếp ăn mới đảm bảo an toàn đủ số lượng, đảm bảo chất lượng và tránh được thất thoát thực phẩm và tiền ăn của trẻ. Chính vì đánh giá cao khâu giao nhận thực phẩm nên bản thân đã chỉ đạo tốt khâu giao nhận thực phẩm đúng quy định đủ tnahf phần và có trách nhiệm tránh hời hợt hình thức.
Chỉ đạo hiệu phó nuôi, kế toán nuôi, cô nuôi, giáo viên: Giao, nhập thực phẩm đúng qui định, kiểm tra kỹ chất lượng, số lượng thực phẩm nhất là rau, củ xem tình trạng rau, củ qua hình thức bên ngoài, khi nhập có đảm bảo tươi mới, có dấu hiệu bị dập nát không? nếu không đảm bảo không cho nhập vào bếp. Cụ thể:
– Đối với rau ăn lá: Không nên chọn những bó rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, lá bóng mà nên chọn rau có màu xanh nhạt, cây rau có vẻ bình thường.
– Đối với rau ăn ngọn( rau lang, rau bí, bầu, su su, rau muống…): Không nên chọn nhập những bó rau có ngọn vươn ra quá dài, nếu để ngày hôm sau sẽ thấy rõ ngọn sẽ vươn dài ra từ 5 đến 10 cm.
– Rau cải ( cải xanh, cải thảo, cải sen…) khi nhận thực phẩm cần kiểm tra kỹ, bằng cách bẻ ngang phần gốc, nếu thấy có nước từ thân tiết ra thì không nhập vào bếp ăn vì rau cải đã bị bón quá nhiều phân đạm, không đảm bảo thời gian cách li, hàm lượng nitrat trong rau còn rất cao, nếu để thử quá 12 giờ thì thấy rau bị nẫu đen, ủng.
– Rau muống không nhận rau có cọng to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen, nhìn nghiên trên mặt của lá sau rất bóng và mượt, khi nước luộc rau này nguội sẽ biến thành màu xanh đen, và có vấn đề kết tủa đen, khi uống thử nước luộc nếu tinh ý sẽ nhận thấy vị chát.
– Rau bí( ngọn và lá của cây bí ngô) không nên ăn bó rau có ngọn dài, khoảng cách giữa các lóng xa nhau, tay cuống mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá có màu xanh đen.
– Rau cần: Không nhận rau này khi thấy thân to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu, lá rau biến màu xanh đen.
– Đối với rau củ, quả: không nhập những quả , củ quá lớn, mà chọn những củ,quả có kích thước vừa phải, hoặc hơi nhỏ, không chọn những trái da căng và có vết nứt, dọc theo thân, những trái da xanh bóng.
– Các loại quả đậu đỗ( đậu cove, đậu ha lan, đậu đũa…)không nhập những quả khi nhìn thấy bóng nhẫy, ít lông tơ.
Nhắc nhở cô nuôi giáo viên khi nhận thực phẩm nhất là rau củ cần kiểm tra kỹ bề ngoài bằng cảm quan và kinh nghiệm.
* Kết quả: Trong những năm qua nhờ làm tốt khâu giao nhận thực phẩm nên không xảy ra ngộ độc thực phẩm đảm bảo an toàn cho trẻ đồng thời nâng cao kiến thức, kỹ năng lựa chọn nhận thực phẩm của các thành viên trong nhà trường. Quản lý tốt tiền ăn của trẻ.
- Biện pháp 5: Tăng cường kiến thức cho cô nuôi khi sơ chế và chế biến thực phẩm tại bếp ăn hàng ngày
Cô nuôi là người trực tiếp nhận và sơ chế thực phẩm, để có món ăn an toàn hạn chế thất thoát chất dinh dưỡng có trong thực phẩm rau củ ngay từ khi nhận sơ chế , cô nuôi cần nắm được các kỹ năng cơ bản trong sơ chế và chế biến thực phẩm nhất là rau củ.Khi thực hiện sơ chế và chế biến thực phẩm, nhất là các thực phẩm từ rau, quả nếu không đúng cách sẽ làm giảm chất lượng của rau củ, nếu phối hợp thực phẩm không phù hợp có thể gây bệnh cho người sử dụng. Vì vậỵ, việc nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cô nuôi là cần thiết trong chế biến ăn tập thể. Cụ thể :
– Hướng dẫn kỹ cách rửa rau, điều này tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng rửa đúng cách: Đầu tiên nhặt lá vàng úa, lá sâu, cắt rễ rửa sạch đất cát, bùn dính, sau đó đem ngâm kỹ rau quả trong nước muối pha loãng
( một muỗng cà phê muối cho khoảng 10 lit nước) sau đó rửa rau quả tiếp tục nhiều lần cho đến khi nước trong. Đối với rau có bẹ như rau cải thảo, bắp cải… cắt bỏ phần gốc, tách rời từng lá sau đó ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 20 phút , rửa kỹ từng lá, nhất là các kẽ lá thật sạch dưới vòi nước chảy ít nhất 3 lần trước khi chế biến, các nhánh rau nhỏ như rau muống cần rửa nhiều lần, sau đó rửa từng bó nhỏ như nắm tay dưới vòi nước chảy. Rau ăn củ nên rửa sạch đất trước khi ngâm với nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch.
– Chế biến rau: Sử dụng nhiều loại rau trong bữa ăn, trong ngày trong tuần để tránh ngộ độc vì ăn quá nhiều một loại rau, mà còn đảm bảo đúng nhu cầu dinh dưỡng. Khi xào, nấu…cần mở vung ra cho dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ( nếu có) bay ra bớt.
* Kết quả:
Khi thực hiện đồng loạt các yêu cầu trên của biện pháp, tôi nhận thấy các thành phần tham gia giao nhập thực phẩm đã có kinh nghiệm hơn khi nhận và chế biến thực phẩm nhất là rau, quả vào bếp ăn của trường, Thực phẩm nhận luôn đảm bảo chất lượng và số lượng, tạm thời cảm quan bằng mắt thường an toàn, phòng tránh một số bệnh khi cho trẻ sử dụng rau sạch.
Đồng thời, khi được đón đoàn kiểm tra ytế, kiểm tra chuyên môn có thể xuất trình đầy đủ giấy tờ qui định, tạo điều kiện đạt kết quả tốt sau kiểm tra, và có thể qui đồng trách nhiệm, yêu cầu chủ hàng chịu trách nhiệm pháp lý khi gặp sự cố.
Và trên hết là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh bệnh cho trẻ tạo điều kiện chăm sóc trẻ được tốt hơn.
- Biện pháp 6: Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch tăng gia rau sạch tại khuôn viên hiện có của trường :
Là một ngôi trường mới được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nhìn bên ngoài rất bề thế khang trang, bên trong được trang bị tương đối đủ đồ dùng đồ chơi, các phương tiện hiện đại phục vụ cô và trẻ.
Diện tích sân chơi và đất lưu không tương đối rộng, Phải làm như thế nào để nhanh chóng có vườn rau sạch, phủ xanh vườn trường, tạo cảnh quan sư phạm để trẻ được sinh hoạt và học tập, trải nghiệm tại trường một cách đầy đủ khoa học, phát huy trí tụê một cách toàn diện cho trẻ. Đồng thời, bếp ăn có thêm rau sạch phục vụ trẻ.
Với mục đích trên, Ban giám hiệu đã tổ chức cho cô nuôi, giáo viên trồng các loại rau giống ngắn ngày theo mùa tại vườn trường, tận dụng lối đi sân sau làm giàn trồng các loại rau bầu, bí, mướp, su su…Vừa tạo bóng mát, vừa tạo nguồn vừa tạo nguồn rau sạch cung cấp vào bếp ăn cho trẻ bán trú tại trường
Với tình hình tài chính của trường còn hạn hẹp, không có tiền để mua sắm đồng loạt vật tư, làm giàn cho các loại cây leo họ bí,bầu,…đổ thêm đất vườn trường ngay một lúc . Để trồng được các loại rau sạch trong vườn trường theo kiểu mùa nào thức ấy, tăng cường rau sạch vào ăn bán trú của trẻ tại trường hàng ngày, đồng thời tạo cảnh quan cho trẻ trải nghiệm, tôi đã thực hiện các công việc sau:
Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch bổ sung cải tạo vườn trường, làm giàn cây bóng mát.
Cụ thể như sau:
Thời gian |
Nội dung |
Biện pháp |
Kết quả |
8/2012 |
– Thực hiện cải tạo vườn trường.
– Làm giàn trên các lối đi và sân sau trồng các loại rau có dây leo như bầu , mướp, bí,…
– Gieo hạt bầu,bí….
|
– Làm tốt công tác tham mưu với các doanh nghiệp trên địa bàn,chính quyền đầu tư kinh phí đổ đất cải tạo vườn trường.
– Huy động phụ huynh tre, dây thép và ngày công lao động.
– Phân khu vực cho từng lớp chỉ đạo gieo trồng các loại rau.
|
|
9/2012 |
– Mở rộng giàn rau ăn quả trước C1.
– khoan giếng lấy nước tưới cho rau, làm hệ thống ống dẫn nước xung quanh khu vườn.
|
– Hợp đồng với thợ làm mới giàn cây trước sân C1 và lối đi sau trường. Tạo bóng mát và rau quả sử dụng. Làm mới ống dẫn nước tưới và vòi nước xung quanh vườn rau. Kinh phí từ nguồn xã hội hoá giáo dục và ngân sách nhà nước giành cho trường. |
|
10/2012 |
– Gieo trồng các loại rau mùa đông ngắn ngày, trồng nhiều loại rau sạch theo mùa. |
– Chỉ đạo các nhóm lớp gieo trồng, chăm sóc rau. |
|
11, 12/2012 |
– Cải tạo đất vườn bằng các nguồn phân vi sinh …
|
– Thu hoạch rau vụ đông, tiếp tục cải tạo vườn và gieo trồng giống mói |
|
1/2013… |
– Làm đất gieo, trồng rau hè |
…….. |
|
Xây dưng kế hoạch trồng rau sạch và phân công nhân lực thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cần có sự giám sát kiểm tra thường xuyên, liên tục hàng ngày của ban giám hiệu và chế độ thưởng, phạt hợp lý tạo nguồn thu nhập thêm hàng tháng cho cô nuôi và giáo viên trong trường, thì kế hoạch mới thành cộng.
Cụ thể, lợi thế của trường cán bộ, giáo viên, nhân viên là người địa phương, thường xuyên sản xuất các loại rau bán ra thị trường, nên có kinh nghiệm trồng rau.
Với lực lượng lao động hiện nay: Cô nuôi 8 cô trên 400 trẻ, giáo viên 3 cô trên lớp chỉ tiêu giao 45 trẻ. Tỷ lệ chuyên cần của trường từ 86 % đến 92%. Số lượng trẻ đi thực tế trên lớp trung bình 38 đến 42 trẻ nên giáo viên có điều kiện lao động và tổ chức thực hành hoạt động lao động cho trẻ. vì vậy, Tôi đã phân khu vực đất trồng rau, giàn trồng các loại rau cho các lớp và bếp trồng để tiện chăm bón và thu kinh phí khi thu hoạch, rau được nhập vào bếp ăn của trường.
Kết quả đạt được: Nhờ thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch tăng cường rau sạch vào ăn bán trú của trẻ và chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch đề ra sát với thực tế nhà trường và theo mùa, nên từ chỗ có vườn trũng, không trồng được rau, sân sau chưa có giàn cho cây dây leo( họ bầu,bí… )đến nay trường đã có vườn rau sạch rộng rãi hơn 600m với mức thu rau củ hàng tháng trị giá hàng triệu đồng/tháng.
- Biện pháp 7: Tăng cường sử dụng nấm sạch vào bữa ăn hàng ngày trong trường làm phong phú thực đơn của trẻ.
– Từ lâu nhân dân ta thường dùng nấm trong thực phẩm hàng ngày, gồm các loại nấm truyền thống như nấm hương, nấm rơm….Đây là loại nấm bổ sung dinh dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi, nấm đem lại nguồn thực phẩm giàu đạm, đầy đủ các acicd amin thiết yếu, hàm lượng chất béo ít và những acid béo chưa bão hòa , do đó tốt cho sức khỏe, giá trị năng lượng cao, giàu chất khoáng và các vitamin. Ngoài ra trong nấm còn chứa nhiều hoạt chất có tính sinh học, góp phần ngăn ngừa và điều trị bệnh cho con người, vì hầu như các loại nấm ăn đều có tác
dụng phòng ngừa và điều trị bệnh cho con người như phòng chống u bướu, béo phì, sơ vữa động mạch, huyết áp, ung thư… nếu mỗi tuần chúng ta ăn nấm ít nhất một lần thì cơ thể sẽ chậm lão hóa hơn và ngăn ngừa được các bệnh nêu trên. Từ đó ta thấy được nấm còn là thực phẩm chức năng của thế kỷ 21
Vì vậy việc xây dựng thực đơn đưa nấm vào khẩu phần ăn của trẻ là cần thiết. Có thể làm nhiều món ăn cho trẻ từ nấm. Các món ăn từ nấm thơm ngon bổ dưỡng và rất dễ chế biến. ( ảnh món ăn từ nấm)
Đồng thời, tránh được một số bệnh do tồn dư thuốc bảo quản thực vật, vì nấm trồng chủ yếu bằng rơm rạ, mùn cưa, nước nên ăn nấm tương đối an toàn. Tuy nhiên khi nhập nấm vào trường cần chú ý chọn nấm non và tươi. tốt nhất là dùng trong 12 giờ sau thu hái, tránh ngộ độc từ nấm.
- Biện pháp 8: Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá
Công tác kiểm tra đánh giá được thực hiện tốt thì công việc sẽ trôi chảy dễ dàng, đúng hướng.
Bằng nhiều biện pháp để chỉ đạo đưa rau sạch vào bữa ăn cho trẻ được thực hiện ở trường đã đem lại kết quả tốt, tuy nhiên nếu duy trì thường xuyên thì cần phải có kiểm tra thường xuyên và có đánh giá khen thưởng kịp thời thì mới tạo được nền nếp theo chỉ đạo, đồng thời khắp phục nhược điểm để công việc được tốt hơn. Thực tế, ban giám hiệu ngoài hiệu phó nuôi thường xuyên giám sát, đôn đốc kiểm tra tại bếp ăn, các bộ phận khác cũng được phân công kiểm tra việc đưa rau sạch vào bữa ăn của trẻ, với hình thức kiểm tra đột xuất, báo trước, kiểm tra nội bộ, tổ chức hội giảng nuôi, đã tạo cho cô nuôi ý thức tự giác học hỏi nâng cao chuyên môn, giáo viên, nhân viên tích cực tham gia lao động khu vực được phân công để có sản phẩm rau sạch đưa vào bữa ăn của trẻ.
* Kết quả:
Qua kiểm tra bằng các hình thức khác nhau đã tạo nền nếp trong công tác nuôi dưỡng, chế biến ăn cho trẻ, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Quan trọng hơn là đã tạo được vườn rau xanh trong khuôn viên nhà trường giúp trẻ được trải nghiệm, tạo khung cảnh sạch đẹp, và boorsung rau sạch vào bữa ăn của trẻ hàng ngày.
- Biện pháp 9: Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục
Việc làm tốt công tác tham mưu với hội nông dân xã, xin cấp các loại hạt giống phục vụ gieo trồng trong vườn trường theo mùa và hỗ trợ kỹ thuật trồng để đạt năng xuất cao, hạn chế sâu bệnh, hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời tư vấn các loại rau sạch nên ăn theo mùa để đưa vào thực đơn của trẻ, vận động phụ huynh tham gia ủng hộ ngày công, kỹ thuật trồng đạt hiệu quả cao là rất cần thiết.
Để có đủ nguồn hạt giống, cây giống thường xuyên cho vườn trường, giống ngắn ngày, theo thời vụ mà chỉ dựa vào tài chính nhà trường thì không đảm bảo, vì vậy, việc tham mưu với các cấp các ngành, huy động sự đóng góp của dân là không thể thiếu. Chính vì vậy tôi đã tham mưu với các hợp tác xã đề nghị cung cấp các loại hạt rau giống mới, nguyên liệu, vật tư để trồng rau cho năng xuất cao. Đồng thời huy động sự ủng hộ về tài chính của nhân dân và các doanh nghiệp trong xã cho sự nghiệp mầm non.
Việc huy động sức dân đã tiếp kiệm chi cho nhà trường hàng triệu đồng đồng thời có tác dụng tuyên truyền công tác nuôi dạy trẻ trong cộng đồng dân cư.
Cụ thể : Khi có ý định tổ chức cho các cô trồng rau trong vườn trường để lấy rau sạch phục vụ ăn của trẻ.Tôi thấy vườn quá trũng, nhiều gạch cát không thể trồng cây, nếu đổ đất san thành vườn để trồng được rau thì phải tốn hàng triệu đồng. Kinh phí nhà trường không có để làm được điều điều đó, tôi đã tìm hiểu và vận động phụ huynh ủng hộ đất để san nền trông rau.
Kết quả đã san xong toàn bộ vườn trường với 5 xe ô tô đất trị giá hàng triệu đồng.
- KẾT THÚC VẤN ĐỀ Kết luận chung:
Từ các biện pháp bản thân đã thực hiện nêu trên, đã đem lại hiệu quả to lớn:
– Tìm được nguồn hàng rau củ tươi sạch, không qua khâu trung gian, làm giảm giá thành các loại rau củ nhập vào trường.
– Xây dựng được thực đơn theo mùa làm giảm tối đa thuốc bảo vệ thực vật vào cơ thể trẻ.
– Bếp ăn được cung cấp rau sạch tự trồng trong vườn trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Tạo khung cảnh xanh – sạch – đẹp cho trẻ được hoạt động, được trải nghiệm, được thực hành để nắm vững bài dạy của cô trên lớp, được hòa mình với thiên nhiên giúp trẻ hứng thú học và yêu thích tới trường.
– Tận dụng lực lượng lao động, tạo điều kiện cho giáo viên nhân viên có nguồn thu nhập thêm.
– Phụ huynh tin tưởng cho trẻ ra trường đông hơn ( trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 95%, trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 35%) thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2012-2013.
– Bổ sung đủ giàn cây xanh, tạo bóng mát cảnh quan cho sân trường giúp cho giáo viên, cô nuôi có đủ phương tiện làm vịêc, nâng cao hiệu quả công tác, trẻ có đủ điều kiện để thực hiện tốt các hoạt động trong ngày ở trường, phát huy trí tuệ trẻ.
– Tổng kinh phí để mua sắm tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường:
+ Từ công tác xã hội hoá giáo dục là: 165 triệu đồng.
+ Từ ngân sách nhà nước là : 50 triệu đồng
+ Từ nguồn khác là: 5 triệu đồng
– Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
– Giúp trẻ có sức khỏe hoạt bát nhanh nhẹn, tạo điều kiện đem lại thành công rực rỡ trong hội khỏe măng non năm học 2012 – 2013 vừa qua( Giải nhì)
– Chiếm được sự tin yêu của các cấp chính quyền và nhân dân trong xã.
- Bài học kinh nghiệm :
Việc tăng cường rau sạch vào ăn bán trú của trẻ tại trường mầm non là thực hiện tốt chỉ thị của Thành phố về an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể được phát động năm 2013.
Đồng thời, cũng mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác nuông dưỡng và giáo dục trẻ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non B xã Vạn Phúc.
Để việc tăng cường rau sạch vào ăn bán trú có hiệu quả cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
– Làm tốt công tác quản lý thực phẩm, nhất là rau sạch vào bếp ăn tập thể nhà trường.
– Làm tốt công tác bổ sung cơ sở vật chất tạo điều kiện cho cô nuôi và giáo viên học sinh có phương tiện làm việc, tận dụng nguồn lực hiện có tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động phù hợp với khả năng và thời gian trong ngày ở trường.
– Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục
– Phát động phong trào thi đua tạo “vườn cây xanh cho bé” làm đồ dùng trực quan cho trẻ trải nghiệm, hoạt động phục vụ dạy và học trong trường mầm non đạt kết quả tốt.
Để đạt được kết quả trên cần có sự đoàn kết , nhất trí của ban giám hiệu và tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường.
– Trong quá trình làm việc giám hiệu cần đi sâu đi sát công việc hàng ngày để từ đó thấy được cái gì cần, cái gì thiếu để có biện pháp bổ sung kịp thời, có chế độ khen thưởng phù hợp, động viên khích lệ người lao động yên tâm công tác.
– Xây dựng kế hoạch sát thực tế giúp công việc được thuận lợi, làm tốt công tác thi đua, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, phương tiện dạy học.
- Khuyến nghị :
Việc tăng cường rau sạch vào ăn bán trú của trẻ trường mầm non B xã Vạn phúc đã đem lại kết quả rất khả quan, nhờ áp dụng các biện pháp trên nên việc thực hiện đưa rau sạch vào ăn bán trú cua trẻ được thực hiện dễ dàng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phòng tránh ngộ độc cho trẻ. Biện pháp này đã được áp dụng thường xuyên trong trường mầm non B xã Vạn Phúc và có thể áp dụng cho tất cả các trường mầm non nông thôn.
Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là việc tăng cường rau sạch vào ăn bán trú của trẻ trong trường mầm non thật sự cần thiết, cần khuyến khích sử dụng, làm hạn chế dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc ép quả, rau nhanh thu hoạch , thuốc giữ rau cũ tươi lâu…. và các loại phân bón mà thời gian bón chưa đảm bảo vẫn thu hoạch…. Đây là nguồn gây bệnh rất lớn, nếu thường xuyên ăn phải sẽ mắc bệnh nan y khó cứu chữa… Vì vậy, các bếp ăn của trường mầm non cần chú ý làm tốt công tác quản lý nuôi dưỡng, nhập thực phẩm rau quả sạch vào chế biến ăn cho trẻ, tạo lên một chuyển biến mới, thực sự góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và lợi ích cao nhất là trẻ là được chăm sóc, được bảo vệ sức khỏe để phát triển toàn diện về mọi mặt.